ClockThứ Tư, 01/04/2020 10:05

Đổi kế hoạch giảng dạy, tăng đào tạo trực tuyến

TTH - Trước tình hình dịch COVID -19 còn diễn biến phức tạp và sinh viên phải nghỉ học tập trung, Đại học (ĐH) Huế cùng các trường đang thay đổi kế hoạch đào tạo, tập trung mạnh cho đào tạo trực tuyến từ tháng 4/2020 và có kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của sinh viên.

Cần rà soát lại nội dung học trực tuyếnSinh viên được nghỉ học tập trung đến ngày 15/3Hợp tác đào tạo trực tuyến

 Một học phần được đào tạo trực tuyến ở Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế

Tăng cường đào tạo trực tuyến

PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc ĐH Huế cho biết, thời gian qua, nhiều cơ sở đào tạo đã triển khai đào tạo trực tuyến, song trên thực tế, hình thức triển khai của một số đơn vị chủ yếu là chuyển tài liệu cho người học, tương tác và giữ sinh viên, hạn chế trường hợp đi lại, tập trung đông người. Từ tháng 4/2020, sẽ triển khai rộng rãi sau khi có quy chế và phổ biến đến giảng viên, đồng thời sẽ xây dựng lịch học, thời khóa biểu cụ thể.

Khác với giai đoạn trước, hình thức đào tạo trực tuyến hiện nay tại các trường ĐH sẽ có quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả người học, đồng thời hệ thống theo dõi tính chuyên cần của sinh viên. Theo đại diện ĐH Huế, tùy cơ sở đào tạo và học phần để đánh giá quá trình học của sinh viên, trong đó điểm kiểm tra đánh giá nội dung học tập qua mạng của người học sẽ có trọng số tối đa là 50% tổng điểm của học phần. Các đơn vị sẽ xây dựng chương trình, đảm bảo chuẩn đầu ra chất lượng như đào tạo trực tiếp.

“Ngày 23/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có công văn về việc đảm bảo chất lượng đào tạo từ xa trong thời gian phòng chống dịch COVID-19 để thống nhất việc triển khai và công nhận kết quả học tập tích lũy tại các cơ sở đào tạo. Đồng thời, ĐH Huế đã có hướng dẫn các trường, đơn vị trực thuộc triển khai đào tạo qua mạng, xây dựng và thẩm định bài giảng điện tử, hệ thống quản lý học tập và hệ thống quản lý nội dung học tập… vì vậy các đơn vị có thể điều chỉnh kế hoạch đào tạo, mở rộng hình thức đào tạo trực tuyến với các học phần”, đại diện lãnh đạo ĐH Huế nhấn mạnh.

PGS.TS. Trần Ngọc Tuyền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế chia sẻ, hiện, nhà trường đã qua giai đoạn triển khai thử nghiệm và đã bắt đầu đẩy mạnh đào tạo trực tuyến cho hầu hết các học phần về lý thuyết. Kế hoạch mong muốn sẽ dạy không quá 50% hình thức đào tạo trực tuyến, còn lại là củng cố, dạy kiến thức qua hình thức trực tiếp, tuy nhiên, nếu tình hình dịch bệnh chưa chấm dứt và Bộ GD&ĐT cho phép, có thể triển khai đào tạo trực tuyến 100% thời lượng chương trình các học phần.

Đại diện Ban Đào tạo và Công tác Sinh viên ĐH Huế cho biết, trước vấn đề cơ sở hạ tầng, hiện ĐH Huế đã làm việc với các đơn vị liên quan để nâng cấp. ĐH Huế cũng sẽ hỗ trợ các trường, đơn vị trực thuộc chưa đảm bảo về hạ tầng, công nghệ, hệ thống phần mềm. Từ cuối tháng 3/2020, các đơn vị cũng đã gấp rút xây dựng tài liệu hướng dẫn cho giảng viên, cán bộ quản lý, người học về các kỹ năng cần thiết để dạy – học từ xa, chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt. ĐH Huế sẽ cử các đoàn chuyên trách để đi kiểm tra, giám sát.

Bố trí lịch thi, giải quyết vướng mắc

Theo lãnh đạo ĐH Huế, dù triển khai ở phạm vi rộng nhưng với một số ngành đặc thù như giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng – an ninh, hay nghệ thuật… rất khó để đào tạo trực tuyến nên các đơn vị sẽ có kế hoạch điều chỉnh thời gian hợp lý. Riêng đối với các học phần thực hành, ngoài tạo ra một số mô hình thực hành ảo thì các đơn vị ưu tiên đẩy các học phần lý thuyết giảng dạy trước, dời lại thời gian với các học phần thực hành. Trong trường hợp dịch bệnh vẫn còn phức tạp, có thể chuyển các học phần thực hành qua học kỳ sau.

PGS.TS. Huỳnh Văn Chương nhấn mạnh, đối với phương án thi, có thể thi theo hình thức truyền thống nếu tổ chức dạy học tập trung trở lại trong thời gian tới. Tuy nhiên, nếu tình hình dịch chưa đảm bảo, có thể thi kết thúc học phần có thể thi vấn đáp, trình bày dự án… theo hình thức trực tuyến, với trọng số tối thiểu là 50% tổng điểm của học phần.

Các trường đang xây dựng các kịch bản khác nhau cho công tác đào tạo và kế hoạch thi. ThS. Phan Thanh Tiến, Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Ngoại ngữ chia sẻ, thời gian kết thúc năm học có thể muộn hơn 1 – 2 tháng. Trong trường hợp chưa thể thi viết trên giấy, có thể thi trực tuyến hoặc một số học phần cho sinh viên làm tiểu luận để tăng tính nghiên cứu. Nhà trường cũng đang xây dựng các định dạng đề thi trực tuyến để đảm bảo kế hoạch.

Lãnh đạo ĐH Huế phân tích, trong bối cảnh dịch bệnh và để đảm bảo kế hoạch chung, việc giảng dạy trực tuyến là cần thiết. Tuy nhiên, cũng sẽ có những khó khăn so với cách dạy học truyền thống, nhất là một số trường hợp vì nguyên nhân khách quan như chưa đáp ứng được về phương tiện máy móc và mạng internet. Các trường sẽ rà soát để có những phương án hỗ trợ cần thiết. Trong điều kiện quá khó khăn, ĐH Huế và các trường có thể linh động, cho sinh viên bảo lưu một số học phần và tiếp tục học sau thời gian hết dịch.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá xăng lại tiếp tục tăng

Lúc 15h ngày 9/1 là thời điểm điều chỉnh giá xăng dầu trong nước theo chu kỳ của Liên Bộ Tài chính - Công thương. Trong phiên điều chỉnh lần này, giá xăng RON95 lại tăng lên hơn 21.000 đồng/lít. Đây là lần tăng thứ 2 liên tiếp của giá xăng trong năm 2025.

Giá xăng lại tiếp tục tăng
Tăng nguồn máu dự trữ điều trị dịp Tết

Để đáp ứng nhu cầu điều trị và cấp cứu dịp Tết cho 11 đơn vị y tế của 4 tỉnh, thành, Trung tâm Huyết học Truyền máu Bệnh viện Trung ương Huế đã triển khai nhiều đợt hiến máu vệ tinh và tăng cường truyền thông.

Tăng nguồn máu dự trữ điều trị dịp Tết
Chính sách tốt để giữ chân người tài

Từ thuở bình minh của lịch sử, các triều đại đầu tiên xây dựng quốc gia độc lập đều mong mỏi, khao khát nhân tài. Tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà việc tiến hành lựa chọn nhân tài ra giúp nước được tiến hành theo những cách khác nhau. Ngày nay, việc trọng dụng nhân tài luôn đặt lên hàng đầu.

Chính sách tốt để giữ chân người tài
Đào tạo & giữ chân người tài

Tròn đúng 10 năm sau hội thảo “Thừa Thiên Huế - đất học và tài năng” (12/11/2014), Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế lại mở hội thảo khoa học “Chính sách sử dụng người tài - lịch sử và vấn đề đặt ra” vào ngày 16/11/2024. Vấn đề đặt ra ở đây vẫn là câu chuyện về tài năng và vấn đề sử dụng người tài.

Đào tạo  giữ chân người tài

TIN MỚI

Return to top