ClockThứ Năm, 05/10/2023 06:46

Chủ động phòng cháy, chữa cháy trong các trường đại học

TTH - Đến thời điểm cuối tháng 9/2023, hầu hết các trường đại học đã trở lại hoạt động dạy và học. Với hơn 40 ngàn sinh viên, việc đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) luôn được đặt ra đối với Đại học Huế.

Trách nhiệm chung trong phòng cháy, chữa cháy­­­­­­­Xử phạt 80 triệu đồng một cơ sở vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

 Lực lượng PCCC chuyên nghiệp hỗ trợ sinh viên thoát nạn trong một tình huống diễn tập

Diễn tập các phương án

Sự cố cháy chung cư mi ni ở Hà Nội vừa qua là lời nhắc nhở đối với tất cả về công tác PCCC, từ đảm bảo cơ sở vật chất đến kỹ năng thoát nạn. Dù là hai lĩnh vực khác nhau, song có một điểm chung giữa chung cư và cơ sở giáo dục nói chung và đại học nói riêng là nơi tập trung cùng lúc đông người, là những tòa nhà cao tầng. Vì vậy, an toàn PCCC đang được đặt ra với các trường trong Đại học Huế, nhất là năm học mới đã bắt đầu.

Với đặc thù trường có số lượng sinh viên đông, cơ sở vật chất vừa được đầu tư phục vụ cho năm học mới, nhất là hệ thống điều hòa tại các phòng học, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh tổ chức tập huấn kiến thức về PCCC và thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, nhằm mục đích nâng cao ý thức của cán bộ, viên chức và người lao động trong công tác PCCC, tăng cường hiểu biết và kỹ năng thực hành sử dụng các phương tiện, dụng cụ các thiết bị PCCC.

Lãnh đạo Trường đại học Kinh tế cho biết, qua tập huấn, các cán bộ, công nhân viên trong trường đã phần nào hiểu biết pháp luật, ý thức trách nhiệm, nghiệp vụ cho mỗi cá nhân, cũng như tập thể trong công tác PCCC, góp phần đảm bảo an toàn trong mọi tình huống. Nhà trường cũng có sự đánh giá chính xác về công tác chỉ huy, thực hiện nhiệm vụ của các lực lượng PCCC&CNCH tại chỗ để có sự bổ sung, điều chỉnh phù hợp, sát thực tế. Qua thực tập tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác PCCC&CNCH, nâng cao trình độ nghiệp vụ của lực lượng cơ sở nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại khi có cháy, nổ xảy ra.

Cũng nhằm chủ động các phương án PCCC&CNCH trong năm học mới 2023-2024, Trường đại học Ngoại ngữ tổ chức thực tập, diễn tập PCCC&CNCH tại trường.

Những ngày tân sinh viên làm thủ tục nhập học, Trường đại học Y - Dược và Bệnh viện Trường đại học Y - Dược Huế cũng tổ chức khóa huấn luyện “Nghiệp vụ PCCC&CNCH năm 2023”. 35 viên chức, người lao động, đại diện từ các đơn vị, có đặc điểm vị trí địa lý, hệ thống trang thiết bị, kho lưu trữ cần được ưu tiên phòng, chống cháy nổ để tham gia huấn luyện và diễn tập. Các học viên được giới thiệu và phổ biến các kiến thức về cứu nạn, cứu hộ. Đặc biệt, các phương pháp, biện pháp, kỹ thuật cứu người bị nạn trong nhiều trường hợp sự cố, tai nạn, nhất là trong môi trường bệnh viện, nơi có nhiều bệnh nhân, việc di chuyển thoát nạn sẽ khó khăn hơn.

Đồng bộ giải pháp

Mới đây, UBND tỉnh ban hành kế hoạch tiếp tục triển khai trang bị kiến thức, kỹ năng về PCCC&CNCH cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch nhằm phòng chủ động triển khai các biện pháp ngăn ngừa, không để cháy, nổ xảy ra, đặc biệt quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn tính mạng con người.

Sự chủ động phòng, chống trong PCCC là luôn cần thiết. Còn nhớ năm ngoái, tại Trường Du lịch, Đại học Huế, sau khi nghe một tiếng nổ lớn, ngọn lửa bùng phát và cháy lan ra khu vực bếp và nhà kho bên cạnh bếp ăn của nhà trường. Ngọn lửa lan nhanh, khói đen bao trùm một góc trường. Tại thời điểm xảy ra cháy, nhiều sinh viên và cán bộ, giảng viên, viên chức của trường đang học tập, làm việc. Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh đã huy động 3 xe chữa cháy chuyên dụng cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường dập lửa. Sau hơn 30 phút, đám cháy được dập tắt hoàn toàn.

PGS.TS. Nguyễn Khoa Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Y – Dược, Giám đốc Bệnh viện Trường đại học Y – Dược Huế nhấn mạnh, quan điểm của trường và bệnh viện là “Phòng cháy hơn chữa cháy”, vì vậy việc huấn luyện cho các cán bộ là hết sức quan trọng và cần được quan tâm. Khi các cán bộ được nâng cao ý thức, trách nhiệm và kiến thức cơ bản về công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ sẽ chủ động hơn trong mọi tình huống.

Ông Lê Văn Minh, Phó Chánh Văn phòng Phụ trách Văn phòng Đại học Huế chia sẻ, khó khăn lớn nhất của Đại học Huế trong công tác PCCC là nhiều cơ sở vật chất đã được xây dựng đã từ lâu. Nhiều tòa nhà có lịch sử cả trăm năm nên khó áp dụng các điều kiện, quy định về PCCC hiện hành.

“Đối với các cơ sở vật chất xây dựng mới, tuyệt đối tuân thủ các quy định về PCCC trong xây dựng. Còn đối với các cơ sở đã có lịch sử lâu đời, Đại học Huế sẽ đầu tư, khắc phục dần. Đồng thời, phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành khảo sát, nghiên cứu và triển khai các giải pháp về PCCC phù hợp. Cụ thể lắp đặt thêm các thiết bị PCCC chữa cháy, lắp đèn cảnh báo, sửa chữa và nâng cấp hệ thống bơm... Một giải pháp quan trọng được triển khai đồng thời là tổ chức các lớp tập huấn, thực tập PCCC; tuyên truyền đến tất cả giảng viên và sinh viên trong việc phòng chống PCCC”, ông Lê Văn Minh cho biết.

Bài, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung quan trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Bây giờ là lúc phải hành động. Trên cơ sở chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và sự điều tiết của Trung ương, các địa phương phải trăn trở, suy nghĩ “trên chính mảnh đất của mình”, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo để phát triển; từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung của đất nước”. Các tỉnh, thành phố đang đứng trước đòi hỏi phải tạo nên được động lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”
60 tác giả tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025

Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên (HSV) Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2025), từ ngày 9/1-18/2, HSV và Đoàn Thanh niên Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025.

60 tác giả tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025
Ngày hội Sức khoẻ

Chiều 8/1, tại Trường tiểu học Phú Mậu, quận Thuận Hóa, TP. Huế diễn ra “Ngày hội Sức khoẻ” (NHSK) do Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức.

Ngày hội Sức khoẻ
Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Đối ngoại Việt Nam năm 2024 Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

TIN MỚI

Return to top