ClockThứ Hai, 17/06/2024 06:56

Festival Huế và những di sản “động đậy”

TTH - Festival Huế bây giờ, dĩ nhiên là không còn giống với Festival Huế của những ngày đầu cách đây hơn 2 năm. Tuy nhiên, Festival Huế luôn có một chủ trương xuyên suốt là làm cho những di sản của Huế luôn “động đậy”.

Từ Festival Huế 2024, nghĩ về không gian lễ hội sông HươngPhát triển kinh tế từ Festival Huế"Thật tuyệt vời khi chúng tôi đã đến với lễ hội này"

 Điện Kiến Trung - nơi diễn ra lễ Khai mạc, Bế mạc Festival Huế 2024. Ảnh: Bảo Phước

Nhận được nhiều lời ngợi khen và cảm phục nhất của Festival Huế năm nay là việc ban tổ chức đã chọn điện Kiến Trung làm sân khấu cho hai đêm khai mạc, bế mạc, đêm nhạc Trịnh Công Sơn cùng nhiều hoạt động bên lề khác.

Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Festival Huế, sân khấu của hai đêm khai mạc và bế mạc được đưa vào “trong Nội”, thay cho sân khấu truyền thống ở Kỳ Đài – Ngọ Môn.

Nhiều lời khen, là bởi điện Kiến Trung, chỉ qua hai đêm khai mạc và nhạc Trịnh Công Sơn đã mang đến cho công chúng một cảm giác rằng di tích này đang thực sự “sống lại” với những “động đậy” sau 72 năm hoang phế đúng nghĩa.

Thật ra thì những người tổ chức Festival Huế qua các thời kỳ, kể cả năm chẵn và lẻ, không phải ngẫu nhiên hay không có lý do gì đó đặc biệt khi quyết định chọn điện Kiến Trung hay Kỳ Đài, cung Diên Thọ, Bia Quốc Học, bờ sông Hương… để làm sân khấu cho các chương trình trong lễ hội.

Đó là một sự lựa chọn có chủ đích. Như ông Nguyễn Duy Hiền, nguyên Giám đốc Trung tâm Festival Huế từng nói là “chúng tôi muốn giúp cho các di sản của Huế cũng là những giá trị trường tồn của văn hóa Huế có thêm một sức sống mới lạ, được đẹp hơn, lung linh hơn, mang hơi thở hiện đại hơn, đến gần hơn với công chúng trong và ngoài nước.

Rằng bảo tồn hay trùng tu, phục dựng nguyên vẹn một di sản như điện Kiến Trung để rồi không làm gì cả thì suy cho cùng đó cũng chỉ là một “di sản chết”. Điều này cũng chính là sự diễn giải cho chủ đề của Festival Huế là “di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” xuyên suốt từ mùa đầu tiên cho đến bây giờ”.

Vấn đề nữa là lâu nay, nhiều người hay lấy thước đo kinh tế như tiền bán vé, tài trợ… để cân đo đong đếm sự thành công hay chưa thành công của Festival Huế. Nhưng họ quên mất một điều, thước đo kinh tế của lễ hội, phải nhìn từ các con số của du lịch và những phần “ăn nên làm ra” của những người làm dịch vụ mà chúng ta không thể đong đếm.

Và quan trọng hơn nữa là Festival Huế, dù là sự kiện năm chẵn hay năm lẻ, một mùa hay 4 mùa thì cũng đã và đang mang lại những giá trị có tính “phục hưng” và trao truyền cho di sản nói riêng và văn hóa Huế nói chung không thể đo đếm bằng con số.

Còn nhớ hồi tháng 9/2023, trong chuyến thăm Quần thể di tích Cố đô Huế, trước thềm kỷ niệm 30 năm quần thể di tích này, di sản đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại, bà Audrey Azoulay - Tổng Giám đốc UNESCO - đã có những nhận xét rất xác đáng. Rằng di sản Cố đô Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp và đang từng bước được hồi sinh diện mạo ban đầu của một Cố đô lịch sử. Công cuộc bảo tồn di tích Huế hiện chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững.

Công tác trùng tu di tích được tiến hành chuyên nghiệp, tuân thủ nghiêm túc Công ước quốc tế về bảo tồn di tích, Luật Di sản Văn hóa và các quy chế bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử văn hóa - danh lam thắng cảnh, các quy định trong xây dựng cơ bản, đảm bảo chuẩn mực về bảo tồn, tính chân xác của các công trình.

Bà Audrey Azoulay cũng không hề “ngoại giao” khi nói rằng, những thành quả mà Huế có được trong lĩnh vực này, đặc biệt là hiểu biết của những người thợ đã và đang tham gia vào quá trình trùng tu, tôn tạo, phục dựng di sản “là vô cùng quý giá cần phải trao truyền cho thế hệ mai sau”.

Khi bà Audrey Azoulay nói những lời này trong Đại nội Huế, công trình điện Kiến Trung vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Nhưng để nói về sự “trao truyền” cũng như về sự hồi sinh, “động đậy” rất sống động của một di sản văn hóa cụ thể, thì không có công trình nào có thể làm ví dụ tốt hơn ngôi điện này với những gì đang diễn ra tại Festival Huế!

Hoàng Văn Minh
ĐÁNH GIÁ
4
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

“Đế Đô Khảo cổ ký” - Dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ
Hào quang thành phố di sản của Việt Nam

Việc xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương là quá trình nỗ lực, phấn đấu lâu dài từ năm 1996 của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế. Và sau gần 30 năm, giờ đây ước nguyện và niềm mong mỏi ấy đã trở thành hiện thực.

Hào quang thành phố di sản của Việt Nam
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

TIN MỚI

Return to top