ClockThứ Ba, 24/12/2019 13:45

Thêm giải pháp thu hút đầu tư vào du lịch

TTH - Ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch cho rằng, đến cuối năm 2019, thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch đã có chuyển biến tích cực hơn, nhưng vẫn còn chậm, các dự án (DA) đầu tư phần lớn vẫn còn trên giấy.

Níu chân du kháchKhám phá Huế bằng xe đạp thông minh: Sản phẩm du lịch thân thiện

Không gian Lê Bá Đảng là điểm du lịch mới của Huế được đưa vào khai thác trong năm 2019

Chưa như kỳ vọng

Trong cuộc họp bàn các giải pháp phát triển du lịch Huế 2020 mới đây, Sở Du lịch thông tin, nhiều nhà đầu tư chiến lược, có thương hiệu về du lịch trong nước đã đầu tư và đang nghiên cứu đầu tư trên địa bàn tỉnh như Vingroup, Sungroup, FLC, BRG, ECOPARK... Một số DA lớn được đẩy nhanh tiến độ triển khai để sớm đưa vào sử dụng trong năm 2020 như Khu nghỉ dưỡng quốc tế Minh Viễn, Khu du lịch Địa Trung Hải. Bên cạnh đó, một số DA lớn khác cũng vừa và chuẩn bị đưa vào khai thác như Khu nghỉ dưỡng Về Nguồn, Khách sạn Thuận Hóa.

Dù thế, ông Lê Hữu Minh thẳng thắn nhìn nhận, các DA đầu tư du lịch phần lớn vẫn đang nằm trên giấy, trong khi nhu cầu dịch vụ vui chơi giải trí, khách sạn 4 - 5 sao đang rất bức thiết. Các DA lớn ở Hải Dương, Vinh Thanh, Lộc Bình… đã được cấp chứng nhận đầu tư được 1 - 3 năm, nhưng đến nay vẫn chưa khởi công xây dựng. Sự sốt ruột là khó tránh khỏi với ngành du lịch khi sự quan tâm của người dân, các đối tác chưa bao giờ giảm sút.

Chẳng hạn như ở Phú Lộc, là địa bàn có nhiều DA du lịch đầu tư. Tại kỳ họp HĐND cuối năm 2019 vừa qua, lãnh đạo huyện cũng đánh giá, việc thu hút đầu tư có bước tăng trưởng nhưng vẫn chưa thực sự có hiệu quả, nhiều DA lớn, trọng điểm triển khai chưa đúng tiến độ, như: Khu du lịch suối Voi, Khu du lịch nghỉ dưỡng, phát triển thể chất kết hợp vui chơi thể thao Lộc Bình… đã làm ảnh hưởng lớn đến tổng vốn đầu tư toàn xã hội và thu ngân sách trên địa bàn.

Hai nguyên nhân chủ yếu vẫn được chỉ ra là khâu giải phóng mặt bằng và nhà đầu tư chưa thật sự muốn “rót” vốn để đẩy nhanh DA. Đại diện một DA du lịch cao cấp ở Thuận An cho biết, chủ đầu tư rất muốn giải phóng mặt bằng đến đâu thi công đến đó và chuyển kinh phí trước để Nhà nước đẩy nhanh tiến độ, nhưng vướng các quy định nên phải chờ.

Theo ông Vũ Hoài Phương, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Du lịch Huế, trên thực tế, các nhà đầu tư luôn có sự tính toán để ưu tiên đầu tư, như biển Lăng Cô và Đà Nẵng, chỉ cách nhau vài chục km nhưng vì sao có sự khác biệt. Chỉ tính về thời tiết, biển Đà Nẵng ít nhất hoạt động dài hơn 1 tháng so với Lăng Cô. Với du lịch biển, chừng đó thời gian đã giúp tăng đến 20% doanh thu. Hay với những điểm đến như Khánh Hòa, Phú Quốc, số ngày nắng trong năm là 290 ngày, chắc chắn sẽ được nhiều nhà đầu tư đến hơn so với điểm đến có khoảng 260 ngày nắng như Thừa Thiên Huế.

Một khó khăn khác là những tài nguyên có thể thu hút các nhà đầu tư ở Thừa Thiên Huế đa số có tính nhạy cảm. Như Bạch Mã, phá Tam Giang, để đầu tư phải có đánh giá tác động môi trường, có phương án khả dĩ để vừa xây dựng, vừa bảo vệ cảnh quan; vừa phát triển nhưng phải bảo vệ các sinh vật đặc hữu.

Thêm giải pháp

Sự hỗ trợ về môi trường đầu tư, các thủ tục hành chính, thời gian qua được các nhà đầu tư đánh giá rất cao đối với Thừa Thiên Huế. Theo một số chuyên gia du lịch, việc tạo ra môi trường thông thoáng rất cần thiết, nhưng đó mới chỉ một phần, còn khá nhiều công việc cần được thực hiện tốt hơn nếu muốn thu hút thêm các nhà đầu tư và nhà đầu tư sớm triển khai DA.

Hạ tầng cho DA cần được đảm bảo, hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, nhất là hạ tầng giao thông kết nối các khu vực có DA đầu tư.

Theo ông Vũ Hoài Phương, riêng với phá Tam Giang, sẽ rất khó để thu hút đầu tư, dù đó có thể là một doanh nghiệp cực lớn. Bởi vì sao? Để được triển khai DA doanh nghiệp phải đi nhiều nơi, thậm chí ra các Bộ, ngành Trung ương để xin các thủ tục về môi trường, hoặc quy định khác. Từ thực tế đó, nếu Thừa thiên Huế muốn thu hút bắt buộc phải đảm bảo tất cả các quy định, giải quyết được các yêu cầu đó trước, khi doanh nghiệp đến chỉ có đầu tư.

Minh chứng cho điều này là Khu du lịch nước nóng Mỹ An, do là khoáng sản, nên bắt buộc chủ đầu tư phải xin các thủ tục từ Bộ Tài nguyên và Môi trường. Dù đã có sự phối hợp chặt chẽ, song cũng kéo dài thêm nhiều thời gian, DA mới chính thức khởi công.

“Như ở Bạch Mã, là tài nguyên nhạy cảm, nhiều năm qua vẫn chưa có sự chuyển động về đầu tư. Theo tôi, Huế cần tiến hành làm các nghiên cứu về sức chịu tải xây dựng, chịu tải xã hội, chịu tải về sinh học, môi trường… Tiến hành xin các giấy phép trước và có một bộ tiêu chí, quy định về môi trường. Sau đó nhà đầu tư vào, đáp ứng các tiêu chuẩn sẽ được đầu tư”, ông Vũ Hoài Phương góp ý.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”

Với “mác” giả mạo là các công ty chăm sóc sức khỏe (CSSK), những kẻ lừa đảo đưa ra lý do mời những người lớn tuổi đi du lịch ở những địa điểm nghỉ dưỡng với giá “0 đồng” để tri ân; mục đích lừa bán những sản phẩm CSSK, ngừa đột quỵ... với giá “trên trời”.

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững

Xử lý nước thải tại Huế là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhằm bảo vệ môi trường và hướng đến sự phát triển bền vững của thành phố. Với sự gia tăng dân số, phát triển đô thị và công nghiệp, các giải pháp xử lý nước thải không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là những di sản văn hóa và thiên nhiên quý giá của Huế.

Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững
Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1
Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

Trên địa bàn thành phố Huế hiện có 8 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên. Nhiều âu thuyền nhỏ, vũng neo đậu tự nhiên ở các vùng ven biển, đầm phá đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư hạ tầng, ảnh hưởng đến việc phát triển hậu cần nghề cá và du lịch địa phương.

Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

TIN MỚI

Return to top