ClockThứ Ba, 20/09/2022 14:45

Không “khoe”, làm sao khách biết là điểm đến đậm đặc về văn hóa

TTH - Huế luôn tự hào là điểm đến “đậm đặc” về văn hóa, nhưng thực tế cho thấy, văn hóa Huế như bị “đóng khung”, còn những khoảng cách, chưa cho du khách thấy được sự đậm đặc mỗi khi đến Huế.

Náo nhiệt lễ hội đường phố Festival HuếDiện mạo mới, sức sống mới từ vị thế thành phố Festival đặc trưngRộn ràng sắc màu văn hóa trên đường phố

Quảng diễn mặt nạ tuồng 

Sẽ không có một địa phương nào trong cả nước có sự đa dạng về văn hóa như Huế. Yếu tố đậm đặc về văn hóa là vì Huế có 5 di sản thế giới: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993 - di sản vật thể), Nhã nhạc cung đình Huế (2003 - di sản phi vật thể), Mộc bản triều Nguyễn (2009 - di sản tư liệu), Châu bản triều Nguyễn (2014 - di sản tư liệu), Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016 - di sản tư liệu) và đồng sở hữu 2 di sản chung với các địa phương khác là Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ và Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ (Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại).

Sự đậm đặc còn thể hiện khi Huế là trung tâm của Phật giáo; có làng cổ Phước Tích hơn 500 năm tuổi, ngôi làng cổ thứ hai được công nhận trong cả nước; sự đa dạng kiến trúc, từ kiến trúc người Việt, kiến trúc Chăm, kiến trúc Pháp, kiến trúc của người Hoa…; Huế là thành phố Festival của cả nước, với điểm nhấn là Festival Huế mang tầm vóc quốc gia và thế giới; Huế có Ca Huế được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Theo nhiều tài liệu, Huế chiếm 1.300 trên 1.800 món ăn được thống kê tại Việt Nam…

Múa Lục cúng hoa đăng tại Festival Huế 2022

Đó là những điểm nổi bật mà Huế đang sở hữu. Nhưng xét về yếu tố phát huy các giá trị, văn hóa vẫn còn “khoảng cách” với du khách. Hoặc có, cũng chỉ thấy bề nổi. Những phương thức để giúp du khách đến Huế hiểu, hòa mình vào thế giới văn hóa, rồi sau đó để cảm, để yêu vẫn còn rất hạn chế. Các thiết chế văn hóa cơ bản như bảo tàng, nhà hát, thư viện, các tụ điểm biểu diễn… ở Huế còn yếu và thiếu.

 Ở Huế có 5 bảo tàng công lập, nhưng chỉ có Bảo tàng Hồ Chí Minh là có trụ sở. Còn 4 bảo tàng: Bảo tàng Cổ vật Cung đình, Bảo tàng Lịch sử Cách mạng, Bảo tàng Mỹ thuật và Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung lại phải “ăn nhờ, ở đậu” khắp nơi. Việc không có trụ sở khiến các bảo tàng không phát huy vai trò của mình. Ví dụ, hiện Huế có hơn 13.000 cổ vật, nhưng Bảo tàng Cổ vật Cung đình chỉ có trưng bày được khoảng 1/3 số cổ vật; hay Bảo tàng Mỹ thuật được thành lập và năm 2018, nhưng các tác phẩm, tư liệu lại “nhờ”  trưng bày ở Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị và Không gian lưu niệm Lê Bá Đảng.

Không nhiều hoạt động để giới thiệu Nhã nhạc Cung đình đến du khách

Các địa điểm để tổ chức các chương trình văn hóa, nghệ thuật đã xuống cấp và không tương xứng, khiến Huế không phải là sự lựa chọn để tổ chức những chương trình văn hóa nghệ thuật có quy mô. Trung tâm Văn hóa Điện ảnh được xây dựng và hoạt động từ năn 1980, qua 40 năm trung tâm đã cũ, không còn tương xứng để tổ chức các các chương trình đẳng cấp. Nhà hát nghệ thuật Ca kịch Huế nhiều năm qua không tổ chức một chương trình biểu diễn. Năm 2020, Nhà hát sông Hương được đưa vào hoạt động trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Mỗi lần biểu diễn phải thuê khoảng 70 triệu đồng, nên các sự kiện văn hóa trong tỉnh gần như không được tổ chức tại nhà hát mới này.

Các thiết chế, sinh hoạt văn hóa ở các làng, ở các thôn xóm của Huế cũng ít được tổ chức. Các đình làng được biết đến là nơi sinh hoạt văn hóa truyền thống thường đóng cửa, chỉ mở cửa khi có cúng tế. Phải đặt câu hỏi rằng, vì sao bạn bè, đồng nghiệp ở khu vực miền Bắc, hay miền Nam ai cũng có “tài lẻ”, như hát quan họ, hát ví dặm, đờn ca tài tử… còn với người Huế, rất ít người hát được ca Huế, các điệu lý, câu hò đặc trưng. Lý do là ở Huế ít có các thiết chế, những sinh hoạt để đưa văn hóa vào đời sống hằng ngày. Hay những năm về trước, chiều cuối tuần, ở các công viên là những tụ điểm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật… ít nhiều văn hóa truyền thống có thể tiếp cận với công chúng và du khách, hiện nay các sinh hoạt đó cũng không được duy trì.

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã từng tính toán trị giá thương hiệu trung bình của mỗi di sản thế giới được công nhận là hơn 500 triệu USD. Thương hiệu này giúp điểm đến chủ sở hữu di sản thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế. Nếu xét như thế, giá trị thương hiệu của Huế lớn vô cùng. Sự phát huy giá trị thương hiệu di sản là dấu hỏi cần ra.

Văn hóa là nền tảng, là sức mạnh “mềm” cho mỗi điểm đến phát triển, được đặt ngang hàng sức mạnh “cứng” là chính trị và kinh tế. Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị đã đặt mục tiêu, tầm nhìn cho Thừa Thiên Huế gắn với văn hóa. Đến năm 2025, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Đến năm 2030 là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Tầm nhìn đến năm 2045 là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á.

Quy luật phát triển là phải luôn vận động, thay đổi theo từng giai đoạn, xu hướng phát triển. Đã đến lúc Huế phải “khoe” văn hóa đặc trưng của mình nhiều hơn nữa. Có như thế, ít ra văn hóa mới thể hiện, phát huy vai trò của mình.

Bái, ảnh: Quang Sang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Những xu hướng mới trong ngành xe nâng mà bạn cần biết

Công ty Cổ phần Xe nâng Thiên Sơn thành lập vào năm 2017 là đại diện chính thức, duy nhất của thương hiệu xe nâng Hangcha tại Việt Nam. Với tầm nhìn trở thành nhà phân phối xe nâng hàng đầu tại thị trường trong nước, Thiên Sơn cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng cao giúp doanh nghiệp nhanh chóng cập nhật xu hướng mới để duy trì tính cạnh tranh.

Những xu hướng mới trong ngành xe nâng mà bạn cần biết
Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025

Trong bối cảnh thực phẩm ngày càng “trở nên toàn cầu”, những sáng kiến phát triển ẩm thực ra đời với tốc độ ánh sáng, cộng thêm sức nặng của truyền thông xã hội, các đầu bếp trên thế giới đang ngày càng biến đổi và sáng tạo ẩm thực, trong đó mọi quy luật đều có thể bị phá vỡ. Trong năm mới 2025, dưới dây là một số xu hướng được nhận định sẽ định hình xu hướng ẩm thực toàn cầu.

Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025
Xu hướng du lịch gia đình sẽ 'lên ngôi' trong năm 2025

Các đơn vị nghiên cứu khảo sát, cơ quan quản lý ngành du lịch đã đưa ra nhiều dự báo về xu hướng du lịch của du khách Việt Nam. Theo đó, du lịch gia đình và tìm kiếm sự thư giãn được dự báo sẽ là một trong những xu hướng “lên ngôi” năm 2025 cùng với thói quen ưu tiên ứng dụng công nghệ du lịch của du khách Việt.

Xu hướng du lịch gia đình sẽ lên ngôi trong năm 2025
Những xu hướng giải trí lan tỏa tại Đông Nam Á trong năm 2024

Theo danh sách các sản phẩm ăn khách của châu Á do Nikkei biên soạn, từ các buổi concert của ca sĩ nổi tiếng thế giới Taylor Swift diễn ra tại Singapore, đến sự lan tỏa của xu hướng “P-pop” từ Philippines và sự ra mắt của một bộ phim thu hút từ Thái Lan…, nhìn chung các hoạt động và xu hướng giải trí đã chiếm vị trí trung tâm tại Đông Nam Á năm 2024.

Những xu hướng giải trí lan tỏa tại Đông Nam Á trong năm 2024
Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo

TIN MỚI

Return to top