ClockThứ Tư, 28/04/2021 07:18

Hướng đến du lịch bền vững và chuyên nghiệp

TTH.VN - Nằm trong chuỗi các sự kiện Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế năm 2021, chiều 27/4, diễn ra diễn đàn du lịch “Chuyển đổi số trong ngành du lịch”.

Thừa Thiên Huế đứng thứ hai bảng xếp hạng ITC Index năm 2020Hình mẫu chuyển đổi số và điểm đến của những sự kiện công nghệ lớnKhai mạc Khu trải nghiệm, trưng bày giải pháp Chuyển đổi sốNgành điện với lộ trình chuyển đổi sốPhát triển thương mại điện tử gắn với chuyển đổi sốChuyển đổi số chỉ hiệu quả khi nhận thức đúng vai trò

Các đại biểu trải nghiệm dịch vụ thực tế ảo ngay tại không gian diễn đàn

Đến dự diễn đàn có Chủ tịch UBND tỉnh - Phan Ngọc Thọ; Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Thanh Bình; về phía Bộ ngành Trung ương có ông Hà Văn Siêu, Phó tổng Cục trưởng, Tổng cục Du lịch; hơn 200 đại biểu là các chuyên gia đầu ngành về công nghệ thông tin, doanh nghiệp du lịch.

Thách thức và cơ hội

Diễn đàn Du lịch Huế 2021 “Chuyển đổi số trong ngành du lịch” là một hoạt động cần thiết, nhất là trong bối cảnh vừa phòng chống dịch vừa phục hồi hoạt động du lịch như hiện nay. Diễn đàn là dịp để các cơ quan quản lý các cấp, doanh nghiệp cùng nhìn nhận, trao đổi về thực trạng hiện nay, những gì đã làm được, những gì cần phải làm, giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành du lịch.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Nguyễn Thanh Bình đánh giá, từ tháng 3/2020 đến nay, dịch COVID-19 đã làm tê liệt ngành du lịch và các ngành dịch vụ liên quan, gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp và điểm đến… Mặc dù vậy, đây cũng là thời gian để ngành du lịch cơ cấu lại, biến thách thức, khó khăn thành cơ hội; đồng thời tìm ra những giải pháp để khai thác, thúc đẩy phát triển du lịch mà trong đó, chuyển đổi số là một hướng đi và nhiệm vụ quan trọng.

“Đặc biệt, trong nỗ lực tái khởi động, phục hồi hoạt động du lịch, việc ứng dụng công nghệ số là tất yếu, có đóng góp tích cực trong việc bảo đảm an toàn cho du khách, tạo ra những sản phẩm mới lạ, độc đáo và hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp trong hoạt động tiếp thị, quảng bá trực tuyến, thương mại điện tử”, Phó Chủ tịch – Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.

Chuyển đổi số trong ngành du lịch Huế đã có những chuyển biến từ khá sớm, tập trung vào các nền tảng, giải pháp để quản lý thông minh trong bối cảnh 4.0; xây dựng các tiện ích phục vụ tìm kiếm, chia sẻ thông tin, đặt dịch vụ và thanh toán không dùng tiền mặt… Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch thông minh gắn với chuyển đổi số như thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), 3D mapping, thuyết minh tự động tại các điểm di tích, số hóa di sản, vé điện tử, thẻ du lịch thông minh… cũng được phát triển mạnh để giúp du khách có những trải nghiệm mới lạ, độc đáo khi đến Huế.

Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn và hạn chế. Nhất là thách thức liên quan đến tư duy, nhận thức, hạ tầng công nghệ, trình độ nhân lực…

Ông Hà Văn Siêu, Phó tổng Cục trưởng, Tổng cục Du lịch nhận định, không riêng gì Huế, chuyển đổi số là cơ hội, nhưng đó là thách thức của tất cả các điểm đến. Chuyển đổi số không chỉ về mặt công nghệ, mà còn là chuyển đổi cả cách quản lý, phương thức tiếp cận, xúc tiến, quảng bá... Điều này đòi hỏi sự đổi mới trong tư duy lẫn hành động của toàn ngành du lịch, từ cơ quan quản lý đến các doanh nghiệp.

Ký kết hợp tác giữa Sở Du lịch và các đối tác nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số ngành du lịch Huế

Bền vững và chuyên nghiệp 

Ông Hà Văn Siêu đánh giá, chuyển đổi số chỉ thành công khi các thành tố, từ sản phẩm, tài nguyên, con người… đều hướng về một mục tiêu, kết nối, liên thông với nhau. Cơ quan quản lý có các khung pháp lý mới; doanh nghiệp mạnh dạn trong đầu tư. Tín hiệu tích cực của Huế khi là một trong những địa phương sớm triển khai chuyển đổi số và đã có sự vào cuộc đồng bộ từ các thành tố. Điều này sẽ giúp Huế chuyển đổi nhanh và sớm đạt được kết quả.

Lãnh đạo tỉnh kỳ vọng, nhiệm vụ được chỉ ra rất rõ ràng, thời gian tới, việc thúc đẩy chuyển đổi số cần tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng như đầu tư đảm bảo hệ thống hạ tầng, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số ngành du lịch, phát triển các ứng dụng kết nối liên thông hệ thống thông tin quản lý từ Trung ương đến cơ sở; phát triển các ứng dụng thông minh phục vụ khách du lịch; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; tập huấn đội ngũ nhân lực du lịch… Đặc biệt và rất quan trọng đó là sự sẵn sàng, hợp tác của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, đây là các đối tác chính và quan trọng trong hệ thống chuyển đổi số cùng đồng hành với nhà nước.

Tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp trên thế giới, đòi hỏi chính quyền, ngành du lịch phải chủ động thích ứng để phục hồi và tìm con đường phát triển bền vững hơn trong bối cảnh bình thường mới. Sự chủ động, sáng tạo, tiếp cận công nghệ mới, chuyển đổi cách thức hoạt động và phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới sẽ giúp ngành du lịch vượt qua được khó khăn, tận dụng cơ hội chuyển đổi số một cách hiệu quả.

Phát biểu bế mạc diễn đàn, Chủ tịch UBND tỉnh – Phan Ngọc Thọ khẳng định, trong bối cảnh mới, đòi hỏi ngành du lịch Huế vận động, tạo ra các sản phẩm đáp ứng các nhu cầu cao nhất của du khách, nhất là các nhiệm vụ kép vừa phát triển du lịch, vừa phòng chống dịch trong trạng thái bình thường. Thích nghi với tình trạng mới hiệu quả không cách nào khác là công nghệ. Tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ có những cơ chế, chính sách phù hợp để các doanh nghiệp cùng tỉnh thực hiện mục tiêu chuyển đổi số sẽ giúp Huế hướng đến một nền du lịch bền vững, chuyên nghiệp, tiên tiến và hiệu quả.

Tại diễn đàn du lịch “Chuyển đổi số trong ngành du lịch”, Tập đoàn Thiên Minh ra mắt ứng dụng Plutos Agent (đặt vé máy bay, khách sạn trực tuyến cho khách hàng đại lý; Viettel VTS ra mắt và phát hành thẻ du lịch thông minh. Bên cạnh đó diễn ra ký kết hợp tác đầu tư, quảng bá giữa ngành du lịch Huế và Viettel VTS, Vietsoftpro, Tik Tok Việt Nam; ký kết hợp tác quảng bá giữa Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Thiên Minh.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”

Với “mác” giả mạo là các công ty chăm sóc sức khỏe (CSSK), những kẻ lừa đảo đưa ra lý do mời những người lớn tuổi đi du lịch ở những địa điểm nghỉ dưỡng với giá “0 đồng” để tri ân; mục đích lừa bán những sản phẩm CSSK, ngừa đột quỵ... với giá “trên trời”.

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Xu hướng du lịch gia đình sẽ 'lên ngôi' trong năm 2025

Các đơn vị nghiên cứu khảo sát, cơ quan quản lý ngành du lịch đã đưa ra nhiều dự báo về xu hướng du lịch của du khách Việt Nam. Theo đó, du lịch gia đình và tìm kiếm sự thư giãn được dự báo sẽ là một trong những xu hướng “lên ngôi” năm 2025 cùng với thói quen ưu tiên ứng dụng công nghệ du lịch của du khách Việt.

Xu hướng du lịch gia đình sẽ lên ngôi trong năm 2025

TIN MỚI

Return to top