ClockThứ Bảy, 28/11/2020 16:44

Đề xuất nhiều giải pháp phục hồi ngành du lịch

TTH.VN - Hội nghị du lịch toàn quốc năm 2020 với chủ đề “Liên kết, hành động và phát triển” khai mạc sáng 28/11 tại tỉnh Quảng Nam do Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (Bộ VH-TT&DL) tổ chức, đã đưa ra nhiều giải pháp phục hồi du lịch. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng đại diện các bộ, ngành, tỉnh và hơn 400 doanh nghiệp tham dự.

“Dòng chảy tinh hoa” kích cầu du lịch liên vùngĐoàn Presstrip "xuyên Việt" xây dựng tư liệu quảng bá du lịch HuếDiễn đàn liên kết phát triển du lịch Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ diễn ra vào tháng 11/2020.Đón khách trong an toànDoanh nghiệp du lịch bắt đầu hoạt động trở lại

Về phía Thừa Thiên Huế, có Phó Bí Thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH Phan Ngọc Thọ và UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tham dự và có tham luận tại hội nghị.

Giai đoạn du lịch cầm cự đầy kiên cường

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện cho biết ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2015-2019 đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc. Khách quốc tế đến Việt Nam từ 7,9 triệu lên 18 triệu, bình quân tăng trưởng 22,7% mỗi năm. Khách nội địa tăng từ 57 triệu lượt lên 85 triệu lượt với tốc độ 10,5% một năm. Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam được xếp hạng 63/140 nền kinh tế năm 2019 (tăng 12 bậc so với năm 2015).

Tuy nhiên đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề khiến doanh nghiệp lao đao, các điểm đến vắng khách hẳn, nhiều doanh nghiệp đóng cửa, cho nhân viên nghỉ việc. Lượng khách du lịch nội địa giảm đến 45%, thiệt hại tới 23 tỉ USD, thời điểm giảm bắt đầu từ tháng 3/2020. Thời gian qua, cả nước vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, ngành du lịch cũng chứng kiến giai đoạn cầm cự đầy kiên cường trong bộn bề khó khăn.

Trong bối cảnh hiện nay vấn đề đặt ra đối với ngành du lịch là nhanh chóng phục hồi và phát triển du lịch một cách an toàn, bền vững, thích ứng với bối cảnh và xu hướng mới. Trong đó, trọng tâm của việc phục hồi gồm: Cơ cấu lại thị trường khách du lịch theo hướng bền vững, hiệu quả nhằm vào thị trường chất lượng cao, lưu trú dài ngày, chi tiêu cao, cơ cấu thị trường theo phân đoạn nhu cầu; phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, liên kết đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với từng phân đoạn thị trường; đẩy mạnh hợp tác công tư, liên kết vùng giữa các địa phương, điểm đến trong hợp tác phát triển du lịch; chuyển đổi số trong phát triển du lịch, đặc biệt trong nghiên cứu thị trường, cơ sở dữ liệu và xúc tiến, quảng bá du lịch.

Tiếp tục có chính sách hỗ trợ ngành du lịch

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng cũng đề nghị với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, cũng như các bộ, ngành và địa phương tiếp tục có chính sách hỗ trợ ngành du lịch và doanh nghiệp du lịch vượt qua khó khăn trong bối cảnh dịch COVID-19; chuẩn bị tốt nhất các điều kiện để phục hồi khách du lịch quốc tế khi điều kiện cho phép.

Phó Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH Phan Ngọc Thọ tham dự tại hội nghị

Ngoài ra, đẩy mạnh đầu tư công cho phát triển du lịch, đặc biệt là đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch như sân bay, cảng biển đón tàu du lịch cỡ lớn, tăng khả năng tiếp cận điểm đến du lịch; đầu tư vào các công trình văn hóa lớn, công viên sinh thái; đầu tư cho xúc tiến, quảng bá du lịch.

Bộ VH-TT&DL sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Đề án tổng thể về chuyển đổi số trong ngành du lịch đến năm 2030 phục vụ phát triển du lịch. Song song với đó, đề nghị các bộ, ngành liên quan tích cực tham gia vào các công tác bảo đảm an toàn phòng chống dịch bệnh; tích cực tham gia vào việc xây dựng chuỗi cung ứng phát triển du lịch, phát triển đa dạng sản phẩm, đào tạo nhân lực, lồng ghép truyền thông, quảng bá du lịch Việt Nam trong các chương trình, sự kiện ở trong và ngoài nước để hỗ trợ du lịch vượt qua thách thức, tiếp tục phát triển.

“Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm chỉ đạo việc phục hồi và phát triển du lịch sau đại dịch trên địa bàn. Tăng cường liên kết, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch vượt qua khó khăn và huy động nguồn lực thu hút đầu tư, đổi mới công nghệ cho giai đoạn tăng trưởng mới, hỗ trợ người lao động dễ dàng tiếp cận các chính sách hỗ trợ và tham gia đào tạo nghề, bảo đảm an ninh, an toàn tại các điểm đến du lịch…”, ông Hùng nhấn mạnh.

Ngay tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng đại diện các bộ, ngành chứng kiến lễ ký kết hợp tác liên kết, cùng phát triển du lịch giữa TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế).

Bài, ảnh: NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”

Với “mác” giả mạo là các công ty chăm sóc sức khỏe (CSSK), những kẻ lừa đảo đưa ra lý do mời những người lớn tuổi đi du lịch ở những địa điểm nghỉ dưỡng với giá “0 đồng” để tri ân; mục đích lừa bán những sản phẩm CSSK, ngừa đột quỵ... với giá “trên trời”.

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”
Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động

Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố tiền thưởng Tết 2025, dựa trên những công bố của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, dự báo nền kinh tế phục hồi, kinh doanh khả quan, thưởng Tết năm nay nhìn chung khá hơn năm trước.

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động
Còn sức, còn lao động

250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm từ trồng lúa và nấm rơm, là thành quả từ tình yêu lao động và sự chăm chỉ mà vợ chồng ông Lê Duy Quát và bà Nguyễn Thị Vui (Phú Lương, Phú Vang) “gặt hái” bao năm qua.

Còn sức, còn lao động

TIN MỚI

Return to top