ClockThứ Hai, 30/09/2019 14:35

Bánh lọc, món quà xứ Huế

TTH - Bánh lọc là món quà cho những người con xa xứ. Đợt tôi về quê, mẹ đi chợ mua cho một bịch bánh to ụ để tôi đem vào Sài Gòn, mẹ dặn o bán hàng chỉ gói bánh sống lại, khoan hãy hấp. Vào đến Sài Gòn, mỗi khi muốn ăn, tôi chỉ cần bỏ vào nồi, hấp khoảng 30 - 40 phút là có một dĩa bánh nóng hổi như mới ra lò.

Món Huế trên xứ sương mù

Bánh lọc - món ngon xứ Huế

Bánh lọc là một loại bánh đẹp, hấp đủ chín thì trong suốt như sương mai, nhìn thấu cả con tôm và miếng mỡ heo quyến rũ bên trong. Đối với những người có trí tưởng tượng phong phú, trông bánh chẳng khác nào con bươm bướm nằm ngủ yên trong miếng đá hổ phách.

Bánh lọc gói thơm mùi lá chuối, vỏ bánh thấm màu lá nên đục hơn, bánh trần thì gói thành hình quai vạc đặc trưng. Người ta không viên thành viên tròn vì như vậy vỏ bánh sẽ dày, ăn vào sượng sạo và dai nhách. Bánh hình quai vạc sẽ khiến lớp nhân sẽ có độ dày vừa đủ, vỏ bánh và nhân bánh sẽ có tỷ lệ hài hòa, dễ ăn hơn rất nhiều. Ông bà ta khéo lắm, làm gì cũng có ý, có tứ!

Tôi nhớ, ngày nhỏ, nội tôi thường luộc một thau bột lọc lớn. Bánh được ăn ngay trên xoong cho nóng, dùng đũa xoắn mấy vòng, rồi chấm nước mắm chanh ớt, ăn rất ngon, dẻo dẻo, bùi bùi. Tuy không có nhân nhưng bánh lọc “thuần túy” vẫn có cái ngon riêng. Ngon bởi vì cái cách ăn độc đáo, cũng như người ta thích khới đùi gà hơn là ăn miếng thịt đã được róc sẵn xương. Có một chút “lao động” thì miếng ăn sẽ ngon hơn, thú vị hơn nhiều!

Bánh lọc khá nặng bụng vì làm từ bột sắn, cái thứ bột có mùi không dễ chịu chút nào. Sau một cơn mưa, mùi sắn quyện với hơi nước thành một thứ mùi nồng nặc, khó ngửi. Nhà nào làm bột sắn thì cả xóm phải chịu trận. Để làm ra thứ bột trắng ngần, trong veo đó, người làm phải vất vả xay xay, nhào nhào, mài từng củ sắn, “lọc” qua nhiều lần để từ bột sắn thành bột “lọc”. Miếng bánh lọc thơm ngon trông thì đơn giản mà ẩn chứa rất nhiều lao động của người nông dân. Qua rất nhiều công đoạn, những củ sắn không mấy thơm tho mới trở thành món ăn đặc sản.

Bánh lọc muốn ngon thì nhân phải kho thật thấm. Người làm không khéo thì bánh sẽ đường bánh, nhân đường nhân. Tôm và thịt mỡ xào chung, nêm muối, đường, nước mắm, hành tím, đảo thật đều và để lửa vừa phải. Gia vị sẽ thấm vào từng con tôm, thớ mỡ.

Ngoài bánh lọc nhụy tôm, người dân Huế còn chuộng bánh lọc nhụy đậu xanh, đặc biệt là vào ngày rằm hay mùng một hàng tháng. Đậu xanh được giã nhuyễn, nêm nếm vừa đủ để tạo ra thứ nhân mềm mại, dịu dàng. Nhân chay khiến bánh lọc trở nên nhã nhặn hơn, là sự lựa chọn cho những ngày bạn muốn thanh đạm một chút.

Bánh lọc, cũng như tâm hồn người dân xứ Huế: giản dị, chân thành nhưng khéo léo và sâu sắc!

Bài, ảnh: Thục Đan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tặng “của để dành” - món quà ý nghĩa

Không chỉ tích cóp, dành dụm để tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện cho bản thân với mục đích sau này được nhận lương hưu như cán bộ nhà nước, thời gian gần đây, nhiều người đã hiểu rõ giá trị nhân văn cũng như quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện nên đã dành tặng bố mẹ, người thân của mình “cuốn sổ BHXH” mang lại niềm vui, sự an yên cho họ khi về già.

Tặng “của để dành” - món quà ý nghĩa
Món quà đêm giáng sinh

Trên đường không khí Nô-en rộn ràng, những cây thông Nô-en được trang trí bắt mắt, các cửa hàng, cửa hiệu bày bán nhiều món quà giáng sinh có màu sắc sặc sỡ. Nghĩ đến những món quà Nô-en, Phương lại nhớ đến câu hỏi ban nãy của Trà: “Phương ơi, Nô-en năm nay cậu muốn được ông già Nô-en tặng quà gì nào?”. Hôm nào bố Trà cũng đến trường đón Trà. Phương dõi mắt nhìn theo bóng hai bố con Trà nhỏ dần trên đường mà thoáng thấy chạnh lòng, giá mà Phương cũng được bố đưa đón đi học mỗi ngày như Trà.

Món quà đêm giáng sinh
Một chiều xứ Huế

Đi qua khu nghĩa trang mênh mông có đường lên Chín Hầm điểm những vạt thông biếc xanh như những chiếc ô trời che nơi cõi tịnh.

Một chiều xứ Huế
Trong veo kẹo gương xứ Huế

Kẹo gương có vẻ ngoài trong suốt như một chiếc gương soi nhỏ. Và có một điều thú vị tôi nhận ra là, các loại kẹo truyền thống Cố đô hầu như đều có tên gọi mô phỏng dáng hình bên ngoài, như kẹo cau, kẹo gừng, kẹo búa, kẹo gương…, độc đáo, chân phương và dễ nhớ.

Trong veo kẹo gương xứ Huế
Ý tưởng sáng tạo từ tình yêu các dòng sông xứ Huế

Sinh ra và lớn lên ở Huế, Nguyễn Đình Nhật Nguyên luôn có tình yêu tha thiết với vùng đất quê hương. Từ niềm trăn trở khi chứng kiến các dòng sông ở Huế thơ mộng nhưng lượng bèo lục bình nổi trôi trên mặt sông đã làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, Nguyên đã cùng nhóm bạn bắt tay thực hiện dự án mang tên A.N Paper – Sản xuất giấy từ bèo lục bình.

Ý tưởng sáng tạo từ tình yêu các dòng sông xứ Huế

TIN MỚI

Return to top