ClockThứ Năm, 24/10/2024 05:57

Vốn tín dụng chính sách ưu đãi: Cơ hội thay đổi cuộc đời

TTH - Ở thôn An Truyền (xã Phú An, Phú Vang), từ sự quan tâm của chính quyền địa phương và Ngân hàng chính sách xã hội huyện, có nhiều học sinh, sinh viên (HSSV) tưởng chừng phải bỏ học giữa chừng, được “chắp cánh” bằng vốn vay chính sách, tiếp tục học hành. Những gia đình này còn đồng thời được vay vốn phát triển kinh tế, thay đổi cuộc đời.

Giảm nghèo từ tín dụng ưu đãiNhững “cánh tay nối dài” đầy trách nhiệm

 Công việc may mặc mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình bà Thảo

Trong sự trải lòng của bà Hồ Thị Dạ Thảo về quá trình gia đình bà từ hộ cận nghèo, cố gắng nỗ lực thoát nghèo, rồi cuộc sống dần dần vươn lên, điều khiến tôi ghi nhớ nhất là những giọt nước mắt xúc động khi kể về những đứa con không phải bỏ học giữa chừng, do được vay vốn HSSV từ nguồn tín dụng chính sách ưu đãi.

Bà Thảo buôn gánh bán bưng, chồng làm thuê, công việc bữa có bữa không, thu nhập bấp bênh, hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khó khăn. Điều khiến vợ chồng bà Thảo mừng nhất là cả hai đứa con trai đều chăm ngoan, hiếu học. Niềm vui khi con trai đầu đỗ đại học bị “đe dọa” bởi sự eo hẹp về tiền bạc, có nguy cơ khiến con phải bỏ học giữa chừng, vì không đủ điều kiện đóng học phí. “Nếu không được học hành đàng hoàng đến nơi đến chốn, tương lai của các con tôi cũng sẽ luẩn quẩn như cha mẹ mà thôi” - bà Thảo ngậm ngùi nhớ lại.

Gia đình bà Thảo đã rất vui mừng khi được địa phương quan tâm, xem xét cho vay vốn HSSV, mỗi năm học 40 triệu đồng. Nhờ vậy, con trai đầu của vợ chồng bà Thảo đã tốt nghiệp đại học, sau 4 năm chăm chỉ học hành; con trai út đang học năm thứ ba tại Trường đại học Khoa học – Đại học Huế. Bây giờ, con trai đầu của vợ chồng bà Thảo đã có công việc, thu nhập ổn định, tự nuôi sống bản thân và phụ giúp cha mẹ trả nợ gốc, nợ lãi khoản vay tín dụng chính sách mà người em đang sử dụng đóng học phí.

Bà Đoàn Thị Ngọc Vui cũng rất xúc động khi nhớ lại những năm tháng gian nan. Vợ bán bún, chồng làm bảo vệ, nuôi 4 người con, kinh tế nhiều năm liền hầu như chạy ăn từng bữa. Con trai đầu của anh chị đã từng thi đỗ đại học nhưng do cảnh nhà khó khăn nên đành phải bỏ học, đi làm với quyết tâm phụ cha mẹ nuôi các em ăn học. Người con thứ hai sau khi tốt nghiệp THPT, quyết định học nghề để anh cả tập trung cùng cha mẹ lo cho những đứa em.

Tai nạn bất ngờ đã cướp đi sinh mạng con trai đầu, vợ chồng bà Vui suy sụp vì nỗi đau mất con, vừa lo lắng những đứa con còn lại phải bỏ học. Trước hoàn cảnh tai ương bất ngờ của gia đình, chính quyền địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Vang đã tạo điều kiện cho hộ bà Vui vay vốn HSSV. Nhờ vậy, hai người con của bà vẫn đang theo học các trường đại học và THPT (người con thứ ba hiện đang học đại học năm thứ hai, người con út học lớp 11).

Những người con của bà Phan Thị Yến (trước đây là hộ nghèo) cũng đã được “chắp cánh” ước mơ học hành, từ vốn vay HSSV. Hai người chị đã tốt nghiệp đại học, có việc làm tại TP. Đà Nẵng, với mức thu nhập 15 triệu đồng/tháng/người. Hai người em, một đang là sinh viên đại học năm nhất và người còn lại đang học THPT.

Bà Trần Thị Lành, Tổ trưởng tổ tiết kiệm & vay vốn thôn An Truyền phấn khởi: Trên địa bàn thôn hiện có 7 hộ gia đình được vay vốn HSSV và theo đó, hàng chục “mầm xanh” tương lai của địa phương được học hành, theo đuổi, thực hiện ước mơ, thay đổi cuộc đời. Những hộ gia đình này còn được xem xét cho vay nhiều khoản vay tín dụng chính sách, như: Vay sản xuất, kinh doanh; công trình nước sạch, vệ sinh…, đồng hành từ khi còn là hộ nghèo, hộ cận nghèo, đến hộ mới thoát nghèo, để họ có điều kiện phát triển kinh tế. Điển hình là hộ bà Yến, trước đây là hộ nghèo, nhà tạm bợ, bây giờ đã thoát nghèo, nhà cửa chắc chắn, con cái học hành đến nơi đến chốn. Trong 12 năm được vay vốn chính sách, lần vay nhiều nhất là 90 triệu đồng để kinh doanh; cùng với ý thức vươn lên, gia đình bà Yến đã nỗ lực thay đổi cuộc đời.

Bài, ảnh: Quỳnh Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Tận dụng cơ hội & vượt qua thách thức

Đúng 20 ngày sau khi Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và 10 ngày trước khi lễ công bố được tổ chức, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (cũ) tổ chức Tọa đàm khoa học "Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của thành phố Huế trực thuộc Trung ương". Tôi nghĩ, đó là một việc làm cần thiết khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên của Việt Nam chọn con đường dựa vào nền tảng văn hóa, di sản để phát triển.

Tận dụng cơ hội  vượt qua thách thức
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

TIN MỚI

Return to top