ClockThứ Tư, 05/12/2018 12:15

Phòng ngừa xâm hại cho trẻ vị thành niên

TTH - Với những kiến thức, kỹ năng gần gũi, thiết thực, dự án giáo dục sức khỏe sinh sản và phòng ngừa các nguy cơ liên quan dành cho trẻ vị thành niên trang bị cho các em cách nhận biết, phòng tránh các nguy cơ bị xâm hại, lạm dụng.

Trên 4.000 trẻ vị thành niên được giáo dục sức khỏe sinh sảnTrang bị kiến thức phòng chống HIV/AIDS và sức khỏe sinh sản vị thành niên

Biết cách phòng vệ

Buổi ngoại khóa giáo dục sức khỏe sinh sản (SKSS) vị thành niên được tổ chức tại Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, TP. Huế. Bắt đầu buổi học, các em học sinh còn ngại ngùng khi được giới thiệu các kiến thức về giới tính. Càng về sau, không khí cởi mở của lớp học lôi cuốn các em cùng tham gia tương tác. Những kiến thức thiết thực mà lứa tuổi các em cần phải biết, như: thay đổi ở tuổi dậy thì, SKSS, phòng chống các nguy cơ mua bán người, bị lừa và các biện pháp phòng vệ, cách thoát thân khi gặp tình huống nguy hiểm, đối mặt với đối tượng xấu… được giáo viên chuyển tải sinh động.

Học sinh TP. Huế tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản và cách tự bảo vệ

Hoàng Hồ Thảo Nguyên, học sinh Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, chia sẻ: “Chương trình rất bổ ích, không chỉ giúp em nâng cao nhận thức về giới tính, SKSS mà còn trang bị cho em các kỹ năng phòng vệ, cách phòng tránh các nguy cơ bị xâm hại, không bị những tệ nạn xã hội lôi kéo. Trước khi tham gia tập huấn, em ngại trao đổi những vấn đề liên quan đến tâm sinh lý tuổi dậy thì với mẹ, nhưng giờ em đã thấy thoải mái, bớt ngại ngùng”.

Với chương trình này, phương pháp giáo dục chủ động lấy người học làm trung tâm được áp dụng, nhằm truyền tải thông tin cho người học sinh động, hiệu quả. Học sinh tự tìm hiểu, phân tích và đánh giá những vấn đề chưa rõ thông qua các hoạt động thảo luận nhóm, thuyết trình, sắm vai giải quyết tình huống. Không truyền đạt thông tin một chiều, giáo viên giữ vai trò khơi gợi các ý tưởng cho học sinh và đúc kết kết quả thảo luận.

Thầy giáo Nguyễn Quốc Phúc, giáo viên Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, cho hay: “Sau tập huấn, nhận thức của học sinh về giới tính, SKSS được nâng cao. Các em ý thức hơn trong bảo vệ bản thân, nhận biết được các tình huống nguy cơ để có giải pháp ứng phó tự vệ. Chương trình được biên soạn, xây dựng sinh động, phong phú nên học sinh tham gia hào hứng, thích thú tiếp thu thông tin, kiến thức được truyền đạt”.

Giúp trẻ an toàn

Dự án giáo dục SKSS và phòng ngừa các nguy cơ liên quan dành cho trẻ vị thành niên được Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh hợp tác với tổ chức Liên minh Phòng chống buôn người tại Việt Nam (AAT) thực hiện tại các trường THCS ở TP. Huế và huyện A Lưới trong hai năm 2017-2018.

Với sự hỗ trợ của AAT, dự án đã tập huấn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho 3.000 học sinh của các trường THCS và 150 trẻ thiệt thòi ở TP. Huế, 1.000 trẻ em người dân tộc huyện A Lưới về giáo dục SKSS và phòng ngừa các nguy cơ dành cho trẻ vị thành niên. Đồng thời, cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức cho 4.000 trẻ em dân tộc và 1.000 thành viên trong cộng đồng về giáo dục SKSS và phòng ngừa các nguy cơ.

Dự án tập huấn cho giáo viên các trường. Sau đó, giáo viên tập huấn lại cho học sinh. Ngoài những thông tin cần thiết liên quan đến tuổi dậy thì, các nguy cơ thường gặp ở lứa tuổi vị thành niên, cách nhận diện nguy cơ xâm hại tình dục, mua bán người, HIV/AIDS, ma túy, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nạo phá thai tuổi vị thành niên… chương trình còn trang bị cho các em những kỹ năng giải quyết tình huống nguy cơ và thực hành kỹ năng thoát hiểm khi bị kẻ xấu khống chế. Ở A Lưới còn có thêm nội dung về hôn nhân cận huyết và tảo hôn.

Sau một năm triển khai, dự án bước đầu mang lại hiệu quả, nhận được những phản hồi tích cực của cộng đồng. Các bậc phụ huynh học sinh đánh giá cao những lợi ích mà chương trình mang lại cho trẻ vị thành niên, nhất là việc phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em thông qua giáo dục giới tính. Trẻ em nhận thức cao hơn, chắc chắn sẽ phòng ngừa, tự bảo vệ mình tốt hơn. Đồng thời, định hướng sự phát triển nhận thức, nhân cách, thể chất trong giai đoạn chuyển từ trẻ em lên vai trò của người trưởng thành.

Ông Hồ Quang Minh, Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống Tệ nạn xã hội cho biết: “Hoạt động này là cách làm thiết thực giúp cho trẻ em an toàn hơn trong môi trường hiện nay, có tác động tích cực trong việc phòng chống tệ nạn xã hội. Thời gian đến, chúng tôi sẽ đề nghị AAT tiếp tục mở rộng chương trình trên địa bàn toàn tỉnh. Nếu được sự đồng thuận của các ban ngành liên quan, nhất là ngành giáo dục để mở rộng chương trình, chắc chắn sẽ góp phần đáng kể trong việc phòng ngừa việc xâm hại tình dục trẻ em và các nguy cơ liên quan”.

Bài, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sức khỏe sinh sản - Có kiến thức, hạn chế rủi ro

Trẻ vị thành niên, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thiếu kỹ năng sống, thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, tình dục và giới tính dễ dẫn đến nhiều rủi ro, hệ lụy. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, địa phương, trường học huyện Phú Lộc, A Lưới nâng cao kiến thức cho các em về vấn đề này.

Sức khỏe sinh sản - Có kiến thức, hạn chế rủi ro
GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) có thể khiến họ mất đi lợi thế trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và kỹ năng phân tích quan trọng trong tương lai.

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người
Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Giáo dục pháp luật cho học sinh qua phiên tòa thực tế

Nhằm nâng cao kiến thức về pháp luật cho học sinh, chiều 6/12, Trường THPT Nguyễn Huệ tổ chức cho học sinh tham dự một phiên tòa xét xử thực tế tại Tòa án Nhân dân TP. Huế. Đây là một hoạt động bổ ích nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức trách nhiệm của học sinh trong cuộc sống.

Giáo dục pháp luật cho học sinh qua phiên tòa thực tế

TIN MỚI

Return to top