ClockThứ Tư, 16/05/2018 07:00

Phát... bổ sung

TTH - Cô tôi là nữ tu Phật giáo. Sống giản dị, nhu cầu chỉ tương chao rau cỏ và vài bộ y phục nâu sồng. Phật tử cúng dường được đồng nào, cô để dành lại đó rồi góp chung với nhóm đạo hữu thân quen tổ chức các đợt từ thiện đến với bà con vùng còn khó khăn. Mỗi chuyến đi như thế trở về, cô như thấy khỏe ra, lòng hoan hỷ vô cùng.

Hôm nay lên chùa thăm, khác với mọi khi, lần này thấy cô có vẻ không được vui. Đợi cô pha xong ấm trà, tôi mới ướm hỏi. Hóa ra, cô không vui vì vừa... đi từ thiện về. Thấy tôi có vẻ chưa hiểu, cô kể, đoàn của cô vừa tổ chức đến với các cháu mầm non, tiểu học của một địa phương miền núi. Do đi hơn 200 cây số, đường đèo dốc nên đến nơi hơi muộn. Cô cùng với đoàn theo chân các anh trong hội chữ thập đỏ ưu tiên đến với trường mầm non trước. Tại đây, đoàn thống nhất với nhà trường trao tượng trưng 20 suất, số còn lại nhờ các cô trong trường tiếp tục trao cho các cháu để đoàn kịp sang với trường tiểu học cạnh đó. Đang làm việc với trường tiểu học thì có phụ huynh từ trường mầm non sang níu tay... kiện. Họ thắc mắc là tại sao các suất được trao tượng trưng thì gồm 4 món, trong lúc những suất được các cô giáo trao sau này thì chỉ có 3 món. Thấy lạ, và cũng để thỏa mãn thắc mắc của phụ huynh, cô cùng vài đạo hữu phải tất tả trở lại trường mầm non để hỏi. Các cô ở đây hình như hơi bất ngờ, xác nhận là mới phát 3 món/phần quà, món còn lại để... hôm sau phát. Cô bảo, làm thế mất công. Thà phát luôn hôm nay, còn nếu để hôm sau thì nên để lại hết cả 4 món, hôm sau phát một lần luôn thể, đỡ cách rách. Chỉ nói vậy, không dè các cô mầm non bỗng dưng... nổi đóa, trở giọng gọi sư cô bằng... mệ, rồi vung văng mang quà ra phát bổ sung.

Bậc tu hành nên cố nhẫn, không tiện đôi co với người ta làm gì. Nhưng cô và các đạo hữu đi theo cảm thấy buồn và bị tổn thương trong lòng. Vòng đi, thấy đời sống, nhà cửa của bà con còn khó quá, đoàn đã bảo nhau sau chuyến thăm trường học sẽ còn trở lại để chia sẻ thêm với bà con. Nhưng vòng về, không ít ý kiến "xúi" cô từ nay bỏ địa chỉ ấy ra khỏi bộ nhớ. Cô cũng đã định, nhưng tới chùa, những ánh mắt thơ trẻ trong veo, những ngôi nhà nơi xóm nghèo heo hút sao cứ mãi ám ảnh khiến cô không ngủ được. Cũng may mà anh chủ tịch hội chữ thập đỏ biết chuyện, điện xin lỗi và mong thông cảm nên lòng cô cũng nguôi ngoai phần nào. Ngày mai, cô và các đạo hữu lại tỉ mẩn gom góp từng chiếc áo, tấm chăn, từng cuốn vở, cây bút cho những chuyến đi sắp tới...

Huy Khánh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giản dị chổi tranh lươn

9 giờ sáng, sau phiên chợ ồn ã bán mua, bà Phan Thị Gái (Quảng Vinh, Quảng Điền) đã có mặt trên trảng cát trắng heo hút. Tay thoăn thoắt chiếc liềm, mắt dò tìm cụm tranh lươn xanh tốt, bà vội vàng thu hái để phơi cho kịp nắng trước khi những cơn mưa của gió mùa đông bắc tràn về.

Giản dị chổi tranh lươn
Tặng quà cho Nhân dân bản Sê Sáp

Ngày 7/12, tại Trạm kiểm soát Biên phòng Hồng Thái, Đồn Biên phòng Nhâm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện A Lưới phối hợp cùng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện, MTTQ xã Quảng Nhâm và Đồn Biên phòng Nhâm tổ chức Chương trình tặng quà cho Nhân dân bản Sê Sáp huyện Ka Lừm, tỉnh Sê Kông, CHDCND Lào.

Tặng quà cho Nhân dân bản Sê Sáp
Tiến sĩ Nguyễn Anh Dân - Người truyền cảm hứng sống đẹp

Nhiều lần vào Nam ra Bắc, Tiến sĩ (TS) Nguyễn Anh Dân được biết đến là người truyền cảm hứng sống đẹp cho cộng đồng. Phương châm sống của TS. Dân đó là “trước khi trở thành một người giỏi, bạn phải là một người tốt trước đã”.

Tiến sĩ Nguyễn Anh Dân - Người truyền cảm hứng sống đẹp
Mỗi cổ vật là một câu chuyện

200 hiện vật, cổ vật, đồ gốm sứ không chỉ gắn liền với đời sống tâm linh Phật giáo, mà còn là những di sản văn hóa vô cùng có giá trị đang được giới thiệu với công chúng tại Bảo tàng Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn.

Mỗi cổ vật là một câu chuyện

TIN MỚI

Return to top