ClockThứ Tư, 11/03/2020 13:30

“Đừng để bộ đội đánh giặc bằng đạn giấy”

TTH - Đó là cách BS. Trần Xuân Bách (Viện Tai Mũi Họng Trung ương) ví von khi chia sẻ câu chuyện thực tế từ chính mình trên mạng xã hội: nhân viên y tế phải dùng khẩu trang vải để chống dịch COVID-19 trong tình trạng khan hiếm khẩu trang y tế, trong khi người dân lại đang lãng phí một cách không cần thiết.

Bác sĩ dự phòng cơ sở chủ động phòng, chống COVID-19“Khó khăn là cơ hội thử sức”

Lãnh đạo tỉnh kiểm tra tình hình sản xuất khẩu trang phòng chống dịch COVID-19

Trong tình hình dịch bệnh do COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhu cầu tìm mua khẩu trang y tế của người dân vẫn không ngừng tăng cao. Ở Việt Nam, những ca bệnh xác định dương tính với COVID-19 đã bắt đầu tiếp nối số 16 sau nhiều ngày không xuất hiện ca bệnh mới. Điều đó cho thấy, cuộc chiến chống dịch COVID-19 đã qua trận mới, khốc liệt hơn và cả hệ thống chính trị cần sự đồng lòng, tỉnh táo từ cộng đồng người dân nhiều hơn. Và trong cuộc chiến ấy, mỗi người dân cần thực hiện đúng các khuyến cáo của Bộ Y tế, trong đó có việc thường xuyên rửa tay sạch sẽ và sử dụng khẩu trang đúng cách. Đó cũng là cách để không làm cho tình trạng khẩu trang y tế đã khan hiếm, càng trở nên khan hiếm hơn. Đồng thời, cũng để đảm bảo rằng những nhân viên y tế nơi tuyến đầu chống dịch hạn chế đến mức thấp nhất việc phải sử dụng khẩu trang vải để thay thế khẩu trang y tế, như câu chuyện BS. Trần Xuân Bách chia sẻ.

Bác sĩ Bách cho biết, vì tình trạng thiếu khẩu trang y tế, bệnh viện nơi anh làm việc đã phải phát khẩu trang vải để thay thế. Theo anh, trong tình hình hiện nay, khẩu trang y tế cần được dành cho nhân viên y tế, những người đang nằm viện, người đang chăm sóc người nằm viện và người đang mắc bệnh đường hô hấp. Còn người dân có sức khỏe bình thường, sống trong điều kiện chưa có dịch, thì chỉ cần xà phòng, nước rửa tay, rửa tay thường xuyên và sử dụng khẩu trang vải thông thường là đủ ổn rồi. “Không nên vì "chống giặc" mà mỗi người dân tích trữ riêng cho mình vài ba viên đạn trong khi súng của bộ đội lại đang hết đến những "viên đạn" cuối cùng. Như ở đây là đã bắt đầu phải dùng đến đạn nhựa ở súng đồ chơi trẻ con. Đừng để bộ đội đánh giặc bằng đạn giấy. Các bạn biết thương các nhân viên y tế, dành cho họ những vũ khí để họ chống dịch, thì họ mới đủ khả năng bảo vệ các bạn và gia đình của bạn thoát dịch”, BS. Bách ví von.

Dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, vì bất an nên người dân vẫn muốn tìm mua và sử dụng khẩu trang y tế. Tuy nhiên, điều này không thực sự cần thiết. Theo ông Hoàng Văn Đức, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thường xuyên rửa tay sạch sẽ là bước đầu tiên và quan trọng để mỗi người tự bảo vệ chính mình trước COVID-19 và nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác.

“Việc sử dụng khẩu trang, trước tiên là nhằm mục đích phòng tránh bệnh cho người khác bằng cách ngăn ngừa những giọt nước bắn từ cơ thể mình ra ngoài. Sau đó, mới đến yếu tố bảo vệ bản thân trước nguy cơ hít phải những hạt bụi nhiễm bẩn trong không khí. Ngành y tế cần sử dụng khẩu trang y tế vì loại này chỉ sử dụng một lần, có giá thành rẻ và có thể hỗ trợ bảo vệ nhân viên y tế trong môi trường có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Đối với người dân, trong tình hình hiện nay chỉ cần sử dụng các loại khẩu trang thông thường là đã có thể phòng bệnh an toàn và tiết kiệm”, ông Đức nhấn mạnh.

ĐỒNG VĂN  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế vượt và đạt 3 chỉ tiêu Quốc hội giao

Ngày 24/12, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác y tế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự và chỉ đạo có UVTW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; lãnh đạo các bộ, ban ngành Trung ương. Điểm cầu của tỉnh có UVTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, lãnh đạo Sở Y tế cùng các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.

Ngành Y tế vượt và đạt 3 chỉ tiêu Quốc hội giao
Thanh niên suy tim hồi sinh nhờ tạng hiến

Trái tim của một chàng trai 24 tuổi đã vượt chặng đường hơn 600km từ Hà Nội vào Huế, “thắp” lên sự sống cho một thanh niên đồng trang lứa suy tim nặng. Đây là ca ghép tim thứ 14 tại Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế và là ca ghép tim xuyên Việt thứ 13 của đơn vị.

Thanh niên suy tim hồi sinh nhờ tạng hiến
Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm

TIN MỚI

Return to top