ClockThứ Ba, 12/04/2022 16:25

Điểm tựa khi về già

TTH - Có nguồn thu nhập ổn định, khi ốm đau được bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả... là những quyền lợi thiết thực khi về già nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện. Hiểu được vấn đề này, không ít người lao động tự do đã lựa chọn tham gia BHXH tự nguyện.

Tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện tại các chợ truyền thống

Là công nhân tại một nhà máy ở tỉnh Bình Dương, ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên hai vợ chồng anh Nguyên, trú tại phường Thuận An, TP. Huế trở về quê lập nghiệp. Với vốn nghề sẵn có, anh mở cửa hàng nhỏ sửa chữa hàng điện máy, còn vợ bán hàng tạp hóa sinh sống qua ngày. Sau khi được các nhân viên tư vấn về BHXH tự nguyện, cả 2 vợ chồng quyết định tiết kiệm phần “bỏ heo” để tham gia nên giờ khá yên tâm, không lo nghĩ khi về già.   

Làm nhân viên đại lý thu BHXH, BHYT đã lâu, chị Hoa, đại lý thu phường Thuận An luôn đặt chữ tín và quyền lợi người dân lên đầu. Bất cứ khi nào người dân cần tìm hiểu về chính sách BHXH, BHYT, chị lập tức có mặt để hỗ trợ, giúp họ giải quyết mọi thắc mắc.

Chị Hoa chia sẻ: “Mình nhiệt tình, tâm huyết với công việc, đặt quyền lợi người dân lên trên hết nên họ rất tin tưởng. Vì vậy, số người tham gia BHYT hộ gia đình, BHXH tự nguyện cũng vì thế ngày càng tăng. Năm 2021, đại lý thu của phường Thuận An đã vận động và phát triển được 282 người tham gia BHXH tự nguyện, 11.456 người tham gia BHYT hộ gia đình”.

Theo chị Hoa, để người dân yên tâm tham gia đóng BHXH tự nguyện thì trước tiên phải giới thiệu với họ đây là loại hình BHXH của Nhà nước nên khi tham gia, sẽ được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. Do người dân ở đây chủ yếu làm nghề biển, thu nhập không ổn định nên nhân viên đại lý thu phải tư vấn kỹ về phương thức đóng phù hợp với từng người, nắm bắt đầy đủ thông tin của những người tham gia, nhắc nhở họ khi đến hạn nộp tiền thì mới tạo sự tin tưởng, yên tâm và tham gia đóng BHXH tự nguyện.

Bản thân là nhân viên tại một doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may ở Khu Công nghiệp Phú Đa, còn chồng làm nghề tự do nên dù khó khăn, chị Nhi vẫn tiết kiệm tiền để đóng BHXH tự nguyện cho chồng. “Khi mình còn sức khỏe có thể đi làm kiếm tiền, cuộc sống cũng tạm ổn, nhưng nếu sau này sức khỏe yếu đi, không còn đủ khả năng lao động để nuôi sống bản thân và gia đình thì không biết phải làm sao. Nếu có lương hưu sẽ vô cùng ý nghĩa, vì không chỉ có tiền trang trải cuộc sống mà còn tự lập, không phải cậy nhờ con cháu”, chị Nhi chia sẻ.

Chị Nhi cho rằng, bản thân đi làm có đóng BHXH bắt buộc thì không lo, nhưng còn chồng làm tự do nên phải tham gia BHXH tự nguyện. Coi như bỏ ống để lo cho tuổi già. Mình không có điều kiện thì chọn mức đóng thấp, khi nào cuộc sống ổn hơn thì chọn mức cao hơn. Không chỉ đóng cho chồng, tôi còn vận động các anh chị em trong nhà, những người đang làm việc tự do tham gia BHXH tự nguyện để mai sau có lương hưu, giảm áp lực và gánh nặng cho gia đình.

Sổ BHXH là tài sản, của để dành cho tương lai. Để đảm bảo cuộc sống khi về già, người lao động tự do chọn tham gia BHXH tự nguyện. Theo họ, đây là lựa chọn đúng đắn nhất bởi vừa có thu nhập ổn định lại được chăm sóc sức khỏe trọn đời, sống an nhàn không phụ thuộc vào con cháu.

Bài, ảnh: Ngọc Khánh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm tựa của đội tuyển Việt Nam

Trước thời điểm diễn ra ASEAN Cup 2024, còn đó những nghi ngờ về khả năng tiến sâu của đội tuyển Việt Nam. Tuy nhiên, qua từng trận đấu với những màn trình diễn thuyết phục, niềm tin về lần đăng quang thứ 3 tại giải đấu của đội tuyển là rất lớn.

Điểm tựa của đội tuyển Việt Nam
Điểm tựa giúp người dân Nam Đông thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã trở thành “điểm tựa” vững chắc giúp người dân huyện miền núi Nam Đông vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và từng bước thoát nghèo.

Điểm tựa giúp người dân Nam Đông thoát nghèo
“Điểm tựa” vốn vay chính sách

“Biết ơn sự quan tâm của chính quyền địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Vang, gia đình tôi đã sử dụng vốn vay thật hiệu quả để phát triển kinh tế, thay đổi cuộc sống” - chị Nguyễn Thị Thảo (thôn Xuân Ổ, xã Phú Xuân, huyện Phú Vang) chia sẻ.

“Điểm tựa” vốn vay chính sách
Chuyển mình từ “điểm tựa” Chỉ thị 40

Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (CSXH), là “điểm tựa” vững chắc, để sau mười năm triển khai hiệu quả, Phú Vang đã có những chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, xã hội; xây dựng đoàn kết trong Nhân dân; tăng cường niềm tin của dân đối với Đảng.

Chuyển mình từ “điểm tựa” Chỉ thị 40
“Điểm tựa” bên chân sóng

Nhiều năm liền đạt danh hiệu đơn vị Quyết thắng, được tặng Cờ thi đua của UBND tỉnh, đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ và tập thể Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) cảng Thuận An, “phần thưởng” quý giá nhất là người dân trên địa bàn, ngư dân coi các anh là điểm tựa, để yên tâm làm ăn sinh sống, vươn khơi bám biển, làm cột mốc sống, chung tay bảo vệ chủ quyền biển đảo.

“Điểm tựa” bên chân sóng

TIN MỚI

Return to top