ClockThứ Ba, 10/09/2024 08:34

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực bảo hiểm

TTH - Xác định việc thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số (CĐS) quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) là nhiệm vụ trọng tâm, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh huy động sự vào cuộc của tất cả công chức, viên chức và người lao động trong toàn đơn vị, góp phần tạo sự chuyển biến trong công tác CĐS của ngành.

Vận động người hưởng nhận các chế độ bảo hiểm xã hội qua tài khoản ngân hàngNỗ lực trong chuyển đổi số

 Hướng dẫn người dân kê khai biểu mẫu để nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản ngân hàng

Phối hợp đồng bộ

Theo BHXH tỉnh, tính đến hết tháng 8/2024, đơn vị đã cập nhật, xác thực thông tin người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) với cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia cho 1.134.424/1.147.284 người tham gia, đạt tỷ lệ 98,8%. Hiện, toàn tỉnh có 187/187 cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) BHYT thực hiện tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng căn cước công dân (CCCD) với 761.172 lượt; trong đó, có 685.598 lượt tra cứu thành công phục vụ KCB BHYT bằng CCCD gắn chíp. Số lượng người đang tham gia BHXH, BHYT, BHTN đã cài đặt VssID là hơn 402.000 người.

BHXH tỉnh triển khai 4/4 dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, gồm: “Liên thông đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi”, “Liên thông đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí”, “Tích hợp giảm trừ mức đóng trong gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình” và “Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp”. Đồng thời, triển khai đầy đủ 3/3 dịch vụ công liên quan đến ngành BHXH; thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh chi trả các chế độ bảo hiểm không dùng tiền mặt với hơn 19.000 người nhận qua tài khoản cá nhân, chiếm 55%.

Phát biểu tại buổi làm việc với BHXH tỉnh liên quan đến Đề án 06 vừa qua, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, ông Chu Mạnh Sinh nhấn mạnh, ngoài việc tập trung cao độ để hoàn thành các chỉ tiêu về BHXH tự nguyện và giảm nợ, BHXH tỉnh cần tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu về Đề án 06. Thừa Thiên Huế là tỉnh thường được chọn thực hiện thí điểm các dự án mới, đơn cử như việc phối hợp triển khai sổ Sức khỏe điện tử. Đơn vị luôn nâng cao tinh thần chủ động phối hợp và đây là điều rất đáng khích lệ. Vì vậy, BHXH tỉnh tiếp tục làm sạch dữ liệu xác thực thông tin người tham gia BHXH, BHYT, BHTN với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cần phối hợp chặt chẽ với công an và tranh thủ sự chỉ đạo của UBND tỉnh trong việc đẩy mạnh vận động người hưởng nhận các chế độ BHXH qua tài khoản ngân hàng. Đồng thời, quản lý chặt chẽ tài khoản cá nhân, tuyên truyền, quán triệt viên chức, nhân viên nâng cao tinh thần cảnh giác, thường xuyên thay đổi mật khẩu có độ bảo mật cao.

Giám đốc BHXH tỉnh, ông Nguyễn Viết Dũng cho rằng, việc triển khai thực hiện Đề án 06 được BHXH tỉnh xác định là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần đẩy mạnh việc cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng lao động, người lao động tham gia BHXH, BHYT, người thụ hưởng các chế độ bảo hiểm giảm thời gian, chi phí khi giao dịch với cơ quan BHXH, nâng cao hiệu quả xử lý công việc của công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị. Từ đó, BHXH tỉnh đạt được nhiều kết quả, hoàn thành nhiều chỉ tiêu trọng tâm trong thực hiện Đề án 06.

Tăng tỷ lệ chi trả không dùng tiền mặt

Theo ông Nguyễn Viết Dũng, triển khai thực hiện Đề án 06 vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Công tác cài đặt VssID vẫn còn hạn chế mặc dù số người tham gia BHYT rất lớn, nhưng số người và tỷ lệ cài đặt còn thấp. Nguyên nhân là do hệ thống mạng internet chưa bao phủ 100% đến các hộ dân cư nên người dân tại các khu vực này khó có thể tải về, cài đặt và sử dụng ứng dụng VssID. Một số đơn vị KCB còn khó khăn trong hệ thống mạng wifi, máy quét CCCD trong tiếp nhận KCB.

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh vẫn còn 1,12% số lượng CCCD chưa được đồng bộ với cơ sở dữ liệu về bảo hiểm, do một số trường hợp công an tra cứu trả kết quả không tìm thấy thông tin. Nguyên nhân chủ yếu là do số định danh không tồn tại trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, không có thông tin người dân; đối với nhóm người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc còn tình trạng không thực hiện điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH và thẻ BHYT. Ngoài ra, do phần lớn người dân có tâm lý e ngại với các ứng dụng công nghệ thông tin, dẫn đến tâm lý sợ rủi ro mất tiền, sợ bị mất thẻ nên vẫn chưa mặn mà với việc nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản ATM…

BHXH tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện CĐS, phát huy tối đa nền tảng, nguồn lực về cán bộ, cơ sở vật chất, công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, nghiệp vụ của ngành để phục vụ tốt doanh nghiệp và người dân. Trong đó, tiếp tục rà soát, cập nhật thông tin và hoàn thiện cơ sở dữ liệu của người tham gia BHXH, BHYT, BHTN; thực hiện xác thực toàn bộ người đã được cấp CCCD có tham gia BHYT trong cơ sở dữ liệu về bảo hiểm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; đẩy mạnh triển khai phát triển người tham gia BHXH, BHYT đăng ký sử dụng ứng dụng BHXH số - VssID.

Nhiệm vụ quan trọng nữa là tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng. Đồng thời, phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm, các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn người lao động khai báo thông tin tài khoản để nhận chế độ qua tài khoản cá nhân ngay từ khi lập hồ sơ đề nghị hưởng các chế độ BHXH và trợ cấp thất nghiệp, nhằm tăng tỷ lệ chi trả không dùng tiền mặt.

Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non

Ngày 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non

TIN MỚI

Return to top