ClockThứ Sáu, 23/08/2024 12:16

Đào tạo nghề kết hợp tạo việc làm cho lao động vùng cao

TTH - Thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, công tác đào tạo nghề và liên kết đào tạo, giải quyết việc làm ở huyện Nam Đông đã có những chuyển biến tích cực.

Nhiều vị trí việc làm cho sinh viên du lịchGiúp người học tiếp cận việc làm thuận lợiTháng 7 tri ân và nghĩa tình

 Tư vấn đào tạo nghề cho thanh niên, người lao động ở Nam Đông

Ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện Nam Đông cho biết, với mong muốn tạo được nhiều việc làm cho người lao động vào các công ty may trên địa bàn tỉnh, như HBI, Phú Hòa An, Kimsora… và một số khác tự tạo việc làm tại nhà như nghề chăn nuôi lợn, gà…, trung tâm đã liên kết tổ chức các khóa đào tạo nghề cho người lao động. Vừa qua, trung tâm phối hợp với doanh nghiệp HBI ký cam kết trong việc xây dựng chương trình, sử dụng lao động sau đào tạo, tổ chức cho học viên tham gia đi thực tế, phỏng vấn tại doanh nghiệp...

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Nam Đông đã tổ chức mở 3 lớp đào tạo nghề; trong đó, 1 lớp nghề phi nông nghiệp (nghề may) và 2 lớp nghề nông nghiệp, gồm 60 học viên là người đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2023, đã đào tạo được 8 lớp với số lượng 158 học viên, gồm cả đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên, với đối tượng chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số. Dự kiến trong năm 2024, toàn huyện đào tạo nghề cho khoảng 200 lao động thuộc chương trình mục tiêu quốc gia theo Quyết định 1719 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Nam Đông, nhận thức của người đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã được nâng lên sau khi tham gia khóa đào tạo. Bước đầu người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật trong khâu chọn giống, chuồng trại, chăn nuôi, phòng trị bệnh cho vật nuôi, xuất hiện các mô hình gia trại. Những người học nghề may công nghiệp đã tham gia làm việc tại các doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh, huyện và một số tự may ở nhà, tạo ra thu nhập và phục vụ cho việc may mặc trong gia đình của bà con.

Công tác đào tạo nghề cho người lao động ở Nam Đông vẫn còn nhiều khó khăn. Theo ông Trần Văn Phúc, hiện Trung tâm GDNN - GDTX huyện Nam Đông vẫn thiếu giáo viên cơ hữu. Định mức chi phí thấp, chưa đáp ứng nhu cầu tự cân đối kinh phí của cơ sở đào tạo, gây khó khăn trong liên kết đào tạo, trong hợp đồng giáo viên thỉnh giảng, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho một số nghề mới...

Tuy thuận lợi khi nhận thức của người lao động ngày càng thay đổi theo hướng tích cực, số lao động có nhu cầu học nghề tăng, song thực tế vẫn chưa thu hút nhiều việc làm vào các doanh nghiệp, mà chủ yếu là tự tạo việc làm sau đào tạo. Nguyên nhân một phần do số lượng và nhu cầu doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ, trang trại, hợp tác xã trên địa bàn còn ít, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề còn thấp.

Để công tác đào tạo nghề đạt hiệu quả, Phòng LĐTB&XH huyện cùng chính quyền cơ sở, đơn vị đào tạo nghề tiếp tục điều tra, đánh giá nhu cầu cũng như ngành nghề đào tạo phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động kết nối, giới thiệu việc làm, tạo điều kiện cho người lao động sau đào tạo tìm được việc làm trong, ngoài huyện và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Bài, ảnh: Minh Hoài
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững

Chiều 19/12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổng kết công tác lao động, người có công và xã hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có các UVTV Tỉnh ủy: Nguyễn Quang Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Chí Tài, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững
Phiên chợ vùng cao góp phần quảng bá sản phẩm địa phương

Những phiên chợ vùng cao tại Thừa Thiên Huế đang dần khẳng định vị trí đặc biệt trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là nơi để bà con trao đổi hàng hóa, góp phần quảng bá sản phẩm địa phương, đồng thời phát triển du lịch và tạo động lực nâng cao đời sống kinh tế - xã hội.

Phiên chợ vùng cao góp phần quảng bá sản phẩm địa phương
Đoàn cơ sở “3 chủ động” tại vùng cao A Lưới

Với mô hình Đoàn cơ sở “3 chủ động”, các tổ chức cơ sở đoàn trên địa bàn huyện A Lưới đã tạo chuyển biến tích cực trong phong trào đoàn, cũng như công tác đoàn kết tập hợp đoàn viên, thanh niên.

Đoàn cơ sở “3 chủ động” tại vùng cao A Lưới
Giải cứu thành công người dân bị lừa sang Campuchia

Vừa qua, đường dây nóng của Giám đốc Công an tỉnh tiếp nhận đề nghị cầu cứu của gia đình ông T.V.Q và bà L.T.N.C trú tại thôn Mậu Tài, xã Phú Mậu (TP. Huế) về việc con trai là anh T.V.V bị lừa bán sang Campuchia.

Giải cứu thành công người dân bị lừa sang Campuchia
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Hàng nghìn cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại Hà Nội

Tuyển công nhân đóng gói tại Hà Nội đang thu hút sự chú ý của người lao động, với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Trong bối cảnh nhu cầu sản xuất ngày càng tăng, các doanh nghiệp cần bổ sung hàng ngàn lực lượng lao động để đáp ứng yêu cầu thị trường. Dưới đây là thông tin chi tiết về cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại thủ đô

Hàng nghìn cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại Hà Nội

TIN MỚI

Return to top