ClockThứ Bảy, 16/01/2021 14:31

Chuyển dịch lao động phi chính thức sang chính thức

TTH - Nếu không may xảy ra tai nạn trong khi đang làm việc, người lao động phi chính thức hay thường gọi không giao kết hợp đồng sẽ chịu nhiều thiệt thòi về chính sách bồi thường, chế độ trợ cấp. Chưa kể, trong khi lao động chính thức được hưởng những chế độ, chính sách, dịch vụ an sinh xã hội khác thì lao động phi chính thức hầu như “tay trắng”.

Gỡ “nút thắt” việc làmĐộ phủ BHXH đối với lao động khu vực phi chính thức ở mức rất thấp

Nếu có giao kết hợp đồng, người lao động sẽ hưởng được những chế độ, chính sách, dịch vụ an sinh

Nhận diện tính thiệt - hơn

Sau mấy năm làm nghề buôn bán tự do khá vất vả, chị Hồ Hà Tiên đang tìm kiếm một việc làm mới. Nguyện vọng của Tiên là xin vào một doanh nghiệp nào đó phù hợp khả năng, có mức lương đảm bảo, ổn định. Nhất là đơn vị đáp ứng các chế độ, chính sách về bảo hiểm, ốm đau, an sinh xã hội...

May mắn hơn nhiều người, Nguyễn Thị Diệu Linh, ở Hương Toàn, TX. Hương Trà sau khi sinh con khoảng 2 năm cũng đã kịp thời nộp hồ sơ và được nhận vào làm tại công ty may mặc ở Khu công nghiệp Phong Điền. Diệu Linh trò chuyện: “Phải mất gần 4 năm từ khi tốt nghiệp đại học với những công việc chạy vặt, mình sớm quyết định nên xin vào làm việc cho một công ty dù là vị trí công nhân vẫn được. Qua hơn 6 năm làm việc cho công ty, giờ mức lương cũng tăng lên khá ổn, yên tâm nhất là được hưởng các chính sách như: thai sản, nghỉ ốm, nghỉ chế độ, thưởng tết...”.

Bên cạnh những lao động đang làm việc ở khu vực phi chính thức muốn chuyển sang lao động chính thức, vẫn có không ít người đang có xu hướng bỏ việc ra “làm ngoài”. Anh Hồ Đăng Khoa, ở Lê Thánh Tôn, TP. Huế sau hơn 5 năm làm việc cho một công ty sợi ở Khu công nghiệp Phú Bài lấy lý do vì áp lực giờ giấc, sức khỏe hạn chế nên anh xin nghỉ việc và đăng ký đi học bằng lái xe ô tô để chạy công ăn lương. Chỉ sau vài tháng nghỉ việc, gặp lại, anh trò chuyện: “Giờ mình mới thấy thiệt thòi nhiều khi quyết định bỏ việc. Chưa kể mấy lần gặp rủi ro vì đau ốm, gặp tai nạn nhập viện, riêng tết năm nay, mình rất tiếc vì không có gần 10 triệu đồng tiền thưởng như tết năm ngoái”. 

Theo số liệu điều tra về cung- cầu lao động của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, số lao động có việc làm trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 593.216 người. Trong đó, lao động chính thức là 229.740 người, lao động phi chính thức là 363.476 người; khu vực thành thị chiếm 43,3%, khu vực nông thôn chiếm 56,7%.

Trong những năm qua, chuyển dịch lao động từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức trên cả nước nói chung và địa bàn tỉnh nói riêng đã từng bước diễn ra theo hướng tích cực, phù hợp với xu hướng vận động phát triển của cơ cấu kinh tế. Hàng năm, số lượng lao động chuyển dịch từ khu vực phí chính thức sang khu vực chính thức chiếm khoảng 2,8%, riêng năm 2019 tăng cao chiếm 5,9%.

Giải pháp thúc đẩy lao động chính thức

Trước yêu cầu của hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Bộ luật Lao động cũng được bổ sung, đổi mới để tiệm cận tiêu chuẩn lao động quốc tế, nên việc thúc đẩy chuyển dịch lao động từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức là điều cần phải làm với những giải pháp khả thi, thiết thực.

Theo đại diện Sở LĐTB&XH, người dân, người lao động khu vực phi chính thức cần được tuyên truyền, nâng cao nhận thức về học nghề, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp để có cơ hội tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm sau đào tạo. Đội ngũ lao động, nhất là lao động nông thôn, nông nghiệp cần được nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật. Các cơ sở dạy nghề cần tích cực liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu lao động của họ, từ đó, định hướng nghề nghiệp cho người lao động tham gia đào tạo. Ưu tiên đào tạo những ngành nghề có điều kiện tiếp cận công nghệ trên địa bàn khu vực phi chính thức.

Một khi có nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh... phát triển ở cả khu vực thành thị và nông thôn sẽ làm thay đổi cơ cấu lao động, gia tăng vị trí việc làm, thúc đẩy chuyển dịch lao động phi chính thức sang lao động chính thức, có hợp đồng lao động rõ ràng, được hưởng các quyền lợi, nghĩa vụ như quy định trong Bộ luật Lao động.

Tất nhiên, không phải lao động khu vực phi chính thức nào cũng có thể hoặc có điều kiện trở thành lao động khu vực chính thức, nhất là những người nằm ngoài độ tuổi lao động theo yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, những lao động không có trình độ chuyên môn làm những việc như giúp việc gia đình, trông trẻ, dọn dẹp vệ sinh... Nên với những đối tượng như thế này, cần ký hợp đồng lao động đôi bên, thực hiện tốt an toàn lao động và người sử dụng lao động cần thỏa thuận để đóng bảo hiểm lao động, bảo hiểm y tế cho người lao động...

Không riêng doanh nghiệp, đối với những cơ sở hay hộ gia đình có sử dụng lao động, cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt chẽ khâu cấp phép, hoạt động cũng như giám sát, vận động thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Trong đó, tập trung kiểm soát chặt chẽ việc thực thi pháp luật về lao động, sao cho đảm bảo tất cả người lao động đều có hợp đồng chính thức, được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo quy định pháp luật.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động

Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố tiền thưởng Tết 2025, dựa trên những công bố của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, dự báo nền kinh tế phục hồi, kinh doanh khả quan, thưởng Tết năm nay nhìn chung khá hơn năm trước.

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động
Còn sức, còn lao động

250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm từ trồng lúa và nấm rơm, là thành quả từ tình yêu lao động và sự chăm chỉ mà vợ chồng ông Lê Duy Quát và bà Nguyễn Thị Vui (Phú Lương, Phú Vang) “gặt hái” bao năm qua.

Còn sức, còn lao động
Mang Tết đến cho người lao động

Các cấp công đoàn đang ra sức triển khai nhiều chương trình thiết thực để mang đến cho người lao động một mùa xuân trọn vẹn và ấm áp khi Tết đang cận kề.

Mang Tết đến cho người lao động
Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

Việc chưa đồng bộ thông tin về địa giới hành chính trong đăng ký kinh doanh với dữ liệu thuế từ Tổng cục Thuế đang gây một số khó khăn cho doanh nghiệp (DN) trong quá trình thực hiện đăng ký thay đổi địa giới hành chính trên giấy đăng ký kinh doanh.

Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

TIN MỚI

Return to top