ClockThứ Tư, 14/06/2023 14:26

Chắp cánh ước mơ

TTH - Là hoạt động “dài hơi” và ý nghĩa, gần 10 năm nay, hàng trăm suất học bổng tiếp sức đến trường từ Hội Người Khuyết tật (NKT) – Bảo trợ NKT và Trẻ mồ côi đã mang đến động lực, tạo thêm cơ hội cho nhiều cô cậu học trò trong học tập.

“Em nuôi của Đoàn” chắp cánh những ước mơCô giáo Diệu Hạnh chắp cánh ước mơChắp cánh ước mơ cho học sinh đến trường

leftcenterrightdel
Trao học bổng cho học sinh mồ côi, khuyết tật 

Ý nghĩa

Đã nhiều năm nay, dù thiếu vắng bóng dáng của người chồng, người cha nhưng ngôi nhà của chị Chế Thị Nhơn và cô sinh viên Chế Thị Hằng Nga (Thủy Thanh, Hương Thủy) vẫn ấm áp tình cảm. Năm lên 6 tuổi, sau một cơn bệnh nặng, chị Nhơn bị tật một bên chân. Được gia đình chăm sóc, nâng đỡ, chị có thêm niềm vui và hy vọng khi mang thai, làm mẹ.

Càng lớn, Hằng Nga càng thương mẹ mình nhiều hơn. Em kể: “Dù không lành lặn như mẹ của bao người, nhưng với em, mẹ Nhơn vẫn là người mẹ tuyệt vời nhất. Lúc ông bà ngoại qua đời cũng là lúc mẹ không còn người nâng đỡ, chăm sóc, em thương mẹ nhiều lắm. Bởi thế em vừa học vừa cố gắng làm thêm để phụ mẹ kiếm tiền”.

Năm 2020, Hằng Nga trở thành sinh viên năm nhất Trường cao đẳng Du lịch Huế. Cũng từ năm học này, gia đình chị Chế Thị Nhơn đã vơi bớt âu lo khi mỗi năm học, Hằng Nga được nhận tiền học bổng trợ giúp sinh viên nghèo vượt khó do Hội NKT – Bảo trợ NKT và Trẻ mồ côi trao tặng. Nga cảm động: “Nhờ suất học bổng này mà em đã có thể trang trải thêm chi phí học tập. Mẹ em cũng vơi bớt nhọc nhằn, công việc chằm nón và buôn bán nhỏ cũng đỡ vất vả hơn. Em thật sự rất biết ơn và hạnh phúc vì được các cô chú và Hội quan tâm, san sẻ”.

Khác với Hằng Nga, em Nguyễn Thị Nhi có cha mẹ đủ đầy, nhưng không may mắn như bao bạn bè, từ khi được sinh ra, Nhi đã bị khuyết tật hai chân. Đôi chân không lành lặn nên em di chuyển rất khó khăn, bởi thế bao nhiêu năm nay, Nhi đến trường bằng sự kiên trì và tình thương của cha. Nhi kể: “Em cố gắng học tập vì chính bản thân em, và vì cả gia đình em nữa. Vì vậy, khi nhận được sự hỗ trợ và học bổng từ Hội, em rất vui và hạnh phúc. Em xin hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ tấm lòng của cha mẹ và các cô chú dành cho em”.

Không chỉ Hằng Nga và Nguyễn Thị Nhi, Hội NKT – Bảo trợ NKT và Trẻ mồ côi tỉnh đã trở thành cầu nối, gửi gắm tình thương từ các tổ chức, mạnh thường quân đến các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhiều năm nay.

Đồng hành

Để đảm bảo các em học sinh, sinh viên có thêm kinh phí học tập, ngoài các học bổng thường niên, Hội NKT – Bảo trợ NKT và Trẻ mồ côi tỉnh còn vận động các tổ chức, cá nhân trao tặng các suất học bổng học tập gắn liền với các cấp học.

Nổi bật nhất trong các suất học bổng này là học bổng trợ giúp sinh viên nghèo, khuyết tật, mồ côi vượt khó học giỏi từ Hội Việt Nam liên đới tại Pháp (VNES) và học bổng dành cho học sinh mồ côi, khuyết tật của Câu lạc bộ (CLB) Vòng tay nhân ái. Ông Nguyễn Đình Liên Đài, Chánh Văn phòng Hội NKT – Bảo trợ NKT và Trẻ mồ côi tỉnh thông tin: “Ông Võ Sĩ Đàn đến từ Hội Việt Nam liên đới tại Pháp đã đồng hành và tiếp sức cho 9 em sinh viên khuyết tật, mồ côi từ khi nhập học đến lúc ra trường. Mỗi năm các em sẽ được nhận 6 triệu đồng tiền học bổng, chia làm 2 kỳ. Với CLB Vòng tay nhân ái, mỗi năm, 30 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn sẽ được nhận 1 triệu đồng/mỗi em. Ngoài ra, 5 năm nay, CLB đã đồng hành cùng các em sinh viên mồ côi, khuyết tật với học bổng 3 triệu đồng/em/năm”.

Chỉ tính riêng năm 2022, tổng số quà, tiền mặt và hiện vật được trao tặng cho học sinh, sinh viên vượt khó đã đạt hơn 1,1 tỷ đồng. Song song với hoạt động cấp phát học bổng để các em học sinh mồ côi, khuyết tật yên tâm đến trường, Hội đã triển khai sửa chữa, xây dựng nhà tình thương cho gia đình có trẻ mồ côi, NKT. “Mới đây, chúng tôi đã xây dựng nhà cho một hộ nghèo đang nuôi dưỡng hai cháu mồ côi cha tại phường Hương Sơ. Sửa chữa nhà cho hai hộ có NKT và trẻ mồ côi tại phường Hương Hồ. Chúng tôi hy vọng các em học sinh, sinh viên mồ côi, khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn sẽ tiếp tục vững vàng trên con đường học tập”, đại diện Hội cho biết.

Bài, ảnh: MAI HUẾ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chọn Huế làm nơi nuôi dưỡng ước mơ

“Huế là vùng đất học, nơi có truyền thống văn hóa đặc sắc; Huế yên bình và nhẹ nhàng như tính cách của em. Em quyết định chọn Đại học Huế làm nơi học tập, để nuôi dưỡng ước mơ hướng tới tương lai”, tân sinh viên Lương Thị Mai Anh chia sẻ.

Chọn Huế làm nơi nuôi dưỡng ước mơ
Chắp cánh giấc mơ du học Pháp

Vì nhiều lý do khác nhau, trong đó đặc biệt là chất lượng đào tạo tốt, ngày càng có nhiều học sinh và các bậc phụ huynh ở Thừa Thiên Huế chọn Pháp để du học.

Chắp cánh giấc mơ du học Pháp
“Thắp sáng ước mơ hoàn lương” cho thanh niên tại A Lưới

Chiều 7/6, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức Chương trình “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” năm 2024 với chủ đề “Hành trình của niềm tin” tại huyện A Lưới. Chương trình thu hút 200 đoàn viên, thanh niên và thanh niên hoàn lương huyện A Lưới tham gia.

“Thắp sáng ước mơ hoàn lương” cho thanh niên tại A Lưới
Cậu học trò năm ấy

Xuân ngẩng đầu lên nhìn tôi rồi ngoảnh mặt đi nơi khác. Nhiều lần tôi cố tình nhìn chăm chăm về phía Xuân để cậu ta không còn “cơ hội” đánh lảng sang hướng khác. Vậy mà dường như đoán biết được lúc nào là có ánh mắt của tôi đưa xuống chỗ ngồi của mình, khi thì cậu cúi mặt xuống, khi thì cậu nhìn mông lung ra cửa sổ, nơi có cây khế sai quả của nhà bác cai trường.

Cậu học trò năm ấy

TIN MỚI

Return to top