ClockThứ Năm, 25/05/2023 10:50
Thông tin doanh nghiệp:

Bác sĩ Trần Bảo Quốc phát triển vườn dược liệu cung cấp cho người dân Quảng Bình

Với lịch sử nền Y học cổ truyền gắn liền với chiều dài hơn 4.000 năm văn hiến từ thời kỳ khai quốc đến nay, việc sử dụng dược liệu từ các bài thuốc dân gian đã trở thành một phần của cuộc sống người dân.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập với thế giới, ngày càng có nhiều phương thức chữa bệnh, nhiều thuốc tân dược ra đời, việc chữa bệnh bằng các cây dược liệu đang có xu hướng bị lãng quên.

Là một Bác sĩ Y học cổ truyền, gắn bó với những cây thuốc Nam từ nhỏ, Bác sĩ Trần Bảo Quốc hiểu rằng: “Việt Nam có hàng nghìn loài dược liệu, trong đó có một số loài phổ biến quý hiếm có tác dụng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền, chăm sóc sức khỏe người dân. Với những ưu điểm vốn có trong việc hỗ trợ cải thiện các bệnh mãn tính, thuốc bổ và ít tác dụng phụ, các bài thuốc từ dược liệu vẫn là một phần quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.”

 
leftcenterrightdel

Đoàn công tác huyện Bố Trạch, Quảng Bình xuống thăm quan vườn dược liệu quý hiếm tại nhà vườn bác sĩ Trần Bảo Quốc

Để bảo tồn và phát triển được dược liệu, Bác sĩ Trần Bảo Quốc đã về đến nhiều bản làng xa xôi, thậm chí vào rừng sâu để gom góp, sưu tầm các giống cây khác nhau.

“Dược liệu tốt, thứ nhất là phải được trồng đúng vùng thổ nhưỡng, thứ hai là phải thu hoạch đúng tuổi”. Quảng Bình vốn là địa phương có điều kiện khí hậu hết sức khắc nghiệt, tuy vậy, đây cũng là một trong những đặc điểm chính để tạo nên các giống cây dược liệu có dược tính cao, có giá trị trong y học như: Thìa canh, cà gai leo, sâm Bố Chính, lá vằng, an xoa…

leftcenterrightdel
 

Sau bao năm trồng và nhân giống nhiều cây dược liệu quý, khu vườn của Bác sĩ Trần Bảo Quốc đã được chính quyền địa phương công nhận là “Nhà vườn kiểu mẫu” của huyện.

Mô hình trồng dược liệu của gia đình Bác Sĩ Trần Bảo Quốc nhận được sự ủng hộ tích cực không chỉ từ người dân địa phương mà cả chính quyền huyện Bố Trạch. Là nơi mà nhiều bà con tới thăm quan và học tập phương pháp nhân giống. Giúp đỡ nhiều bà con làm kinh tế nhờ cây dược liệu.

Việc xây dựng vườn dược liệu phong phú của Bác sĩ Trần Bảo Quốc là một trong những yếu tố thu hút người dân đến khám, chữa bệnh, nhất là những người cao tuổi mắc bệnh mạn tính, không dùng được thuốc tây y do tác dụng phụ.

Hiện bác sĩ cũng đang làm việc tại bệnh viện đa khoa TTH Quảng Bình với chuyên khoa y học cổ truyền và phục hồi chức năng. Đồng thời, bác sĩ còn sáng lập hệ thống nhà thuốc Bảo Bình nổi tiếng tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình. Và phụ trách tham vấn y tế trong các bài viết về dược liệu như đông trùng hạ thảo, sâm, nấm linh chi, yến sào cho công ty TNHH Milany .

Bác sĩ còn tư vấn chăm sóc sức khỏe miễn phí cho người bệnh. Liên hệ bác sĩ qua facebook để được tư vấn chi tiết: https://www.facebook.com/baoquoc46

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy sức dân chăm lo cuộc sống người dân

Qua 5 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh (ĐTVM)” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tỉnh (nay là thành phố Huế) phát động, sự đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao, nhất là củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của chính quyền.

Lấy sức dân chăm lo cuộc sống người dân
Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

TIN MỚI

Return to top