ClockThứ Hai, 09/11/2020 06:45

Phục hồi chậm hơn dự kiến, thách thức với lao động ngành du lịch

TTH - Theo Sở Du lịch, do ảnh hưởng dịch COVID-19 cộng với thiên tai, bão lũ, ngành du lịch dự báo sẽ phục hồi chậm. Và khi du lịch hồi phục trở lại, dự báo sẽ thiếu lao động.

Du lịch lao đao vì dịch bệnh bùng phát trở lạiNgành du lịch Huế xúc tiến du lịch tại LàoDu lịch mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân Lào

Hướng dẫn viên quốc tế là lực lượng lao động chuyển nghề nhiều nhất

Khó chồng khó

Tại Việt Nam, theo thống kê mới đây của ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế), hiện tại, có khoảng 20% doanh nghiệp du lịch Việt Nam tạm ngừng hoạt động, 10% doanh nghiệp giải thể; các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ làm đại lý tour, bán vé… sa thải gần như 100% lao động; doanh nghiệp lữ hành quốc tế sa thải 80% lao động; doanh nghiệp lớn sa thải 40 - 50% lao động.

Tại Huế, đã có lượng lao động nhất định trong ngành du lịch quay trở lại làm việc so với thời điểm dịch bệnh xảy ra, song đang có khoảng trên dưới 8 ngàn lao động trực tiếp bị thất nghiệp. Ngoài những lý do hậu COVID-19, đang mùa thấp điểm khách nội địa, mưa bão, lũ lụt thời gian qua cũng khiến nhiều khách hủy chuyến đi đến Huế, làm cho khả năng phục hồi vì thế chậm hơn dự kiến. Như tại Khách sạn Mondial, thời điểm trước bão số 9 ảnh hưởng đến miền Trung, công suất đạt khoảng 30%, từ đó đến nay, hầu hết khách đã hủy phòng.

Ông Nguyễn Ngọc Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ du lịch Thanh Tâm (Thanh Tâm Resort, Lăng Cô, Phú Lộc) cho biết, do không có khách đến  Lăng Cô thời gian qua nên resort chỉ còn giữ đúng 3 nhân viên để trông coi và bảo trì bảo dưỡng cơ sở vật chất. Doanh nghiệp đã nghĩ phương án tạm thời chuyển sang một loại hình kinh doanh khác để phần nào giữ được đội ngũ lao động, nhưng qua tính toán, chi phí đầu tư là khá lớn, rủi ro lại cao vì Huế không phải là thị trường lớn.

Ông Nguyễn Hữu Bình, Chủ tịch Hội Lưu trú thông tin, hiện các khách sạn đang thiếu bộ phận sale, marketing về thị trường nội địa. Định hướng 1-2 năm của du lịch chỉ tập trung vào khách nội địa buộc các cơ sở phải chuyển hướng và cần có bộ phận sale chuyên về khách nội địa. Khá nhiều khách sạn liên hệ để được giới thiệu. Sau đó, liên hệ với một số người chuyên về sale nội địa, nhưng được trả lời đang chuyển hướng sang kinh doanh bất động sản và hiện tại đang cho thu nhập khá ổn định. Những người này cho rằng, chưa sẵn sàng quay trở lại làm nghề sale du lịch.

Một thực tế càng lo lắng hơn cho ngành du lịch là lao động chuyển nghề thành công và đang ổn định lại là lực lượng lao động có tay nghề cao, những người từng kinh qua vị trí lãnh đạo, trưởng bộ phận ở các doanh nghiệp du lịch, cơ sở lưu trú. Sự thiếu hụt về lao động chất lượng cao, trưởng bộ phận trong tương lai là điều được khẳng định ngay từ thời điểm này.

Thiếu hụt lao động trong ngành du lịch đang được chỉ ra

Chưa thể có giải pháp hiệu quả

Ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch thẳng thắn, sau đợt dịch đầu tiên, sự lo lắng về nguồn nhân lực không lớn bằng ở thời điểm hiện tại. Thời gian “đóng băng” quá dài khiến lao động trong ngành chuyển sang ngành nghề khác. Thời gian dài cũng tạo ra tính ổn định của lao động ở các nghề khác. Điều này khiến các lao động khó quay trở lại với ngành du lịch. Thiếu lao động khi du lịch phục hồi trở lại là điều hiện hữu, không thể nào khác được.

Theo lãnh đạo Sở Du lịch, trước mắt, các doanh nghiệp cần có những tính toán, hướng đi mới sẵn sàng cho việc đón khách thời gian tới, nhất là trong việc chuẩn bị lực lượng lao động. Bởi, nếu quy trình cơ cấu không được xây dựng đủ tốt sẽ dẫn tới một số vấn đề như không đủ số người lao động có kỹ năng để duy trì hoạt động doanh nghiệp.

Bà Trịnh Ngọc Thùy Nhi, Giám đốc nhân sự Laguna Lăng Cô cho biết, việc chuyển hay nhảy việc là khó tránh khỏi, buộc doanh nghiệp phải chấp nhận kể cả những người quản lý, trưởng bộ phận. Về phía Laguna Lăng Cô và mỗi doanh nghiệp khác cũng thế, chỉ có thể tạo ra được môi trường làm việc thật chuyên nghiệp, đó sẽ là giải pháp để doanh nghiệp thu hút được lao động trở lại.

“Về phía đơn vị quản lý ngành, sở đang trong quá trình xây dựng kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 và dành kinh phí thỏa đáng từ ngân sách tỉnh, cùng với sự tham gia của các doanh nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, đồng thời thu hút nguồn nhân lực bên ngoài, nhất là sinh viên tốt nghiệp các trường du lịch có chuyên môn, tay nghề giỏi về nghiệp vụ chuyên ngành lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp,...; chú trọng hình thành lực lượng thuyết minh viên, hướng dẫn viên du lịch người địa phương; đào tạo các kỹ năng cần thiết cho người dân tham gia hoạt động du lịch cộng đồng. Tạo điều kiện để các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh liên kết với các trường đào tạo chuyên ngành du lịch tổ chức các lớp đào tạo cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ chuyên ngành du lịch có chất lượng cao”, ông Lê Hữu Minh nhấn mạnh.

Đó là giải pháp mang tính lâu dài, còn trên thực tế xã hội vẫn phải vận động, cuộc sống của những người làm trong ngành du lịch phải tiếp diễn và cần có  thu nhập để tồn tại. Chuyển nghề, bỏ nghề là thách thức không hề nhỏ đối với ngành du lịch.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỏi tay với bột lọc khuấy

Mấy hôm nay trời cứ mưa rả rích, lạnh thế này tôi lại thèm món gì nóng nóng cho ấm bụng. Chợt nhớ ra dưới bếp còn một cân bột sắn mẹ để dành làm bánh lọc. Hôm nay không có tôm cũng chẳng có đậu xanh làm nhân, chỉ có làm bột sắn khuấy là hợp lý, nhanh gọn hơn cả.

Mỏi tay với bột lọc khuấy
Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm
Cầu nối thị trường lao động

Sàn giao dịch việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) thành phố Huế hoạt động định kỳ và thường xuyên theo hình thức trực tiếp, trực tuyến đã giúp kết nối nhu cầu của người tìm việc và việc tìm người hiệu quả, minh bạch.

Cầu nối thị trường lao động
Tận dụng cơ hội & vượt qua thách thức

Đúng 20 ngày sau khi Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và 10 ngày trước khi lễ công bố được tổ chức, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (cũ) tổ chức Tọa đàm khoa học "Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của thành phố Huế trực thuộc Trung ương". Tôi nghĩ, đó là một việc làm cần thiết khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên của Việt Nam chọn con đường dựa vào nền tảng văn hóa, di sản để phát triển.

Tận dụng cơ hội  vượt qua thách thức
Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến bỏ xét tuyển sớm

Tại ngày hội tư vấn hướng nghiệp, xét tuyển đại học - cao đẳng năm 2025 diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5/1, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ dự kiến sẽ bỏ xét tuyển sớm.

Tuyển sinh đại học 2025 Dự kiến bỏ xét tuyển sớm

TIN MỚI

Return to top