ClockThứ Bảy, 09/03/2019 18:00

Có trung tâm hội nghị, Huế sẽ phát triển MICE

TTH - Huế vừa tổ chức rất thành công Hội nghị “Phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên”. Nhìn từ hội nghị cho thấy, để MICE (du lịch sự kiện, hội nghị, hội thảo) phát triển hơn, cơ sở vật chất là yếu tố then chốt mà Huế cần thúc đẩy.

Tháo "nút thắt" cho du lịch MICE

 Một hội nghị được tổ chức tại Laguna Lăng Cô, với trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại

Chưa có hội trường trên 1.000 khách

Hội nghị “Phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên” được ghi nhận là hội nghị thu hút lượng đại biểu và phóng viên đông nhất từ trước đến nay mà Huế từng tổ chức, với hơn 700 đại biểu và nhà báo. Hội nghị thành công không chỉ ở nội dung mà công tác tổ chức, an ninh đảm bảo, hậu cần đều thể hiện sự chuyên nghiệp, chu đáo… để thấy Huế đủ khả năng tổ chức những sự kiện, hội nghị lớn có tầm quốc gia và quốc tế. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, đây là hội nghị để lại ấn tượng nhất mà Thủ tướng từng tham dự.

Từ hội nghị cho thấy, Huế có những địa điểm sang trọng, với hệ thống khách sạn 5 sao và 4 sao có cơ sở vật chất hiện đại để tổ chức những hội nghị quan trọng, tầm cỡ. Tuy nhiên, yếu điểm được chỉ ra thông qua hội nghị trên chính là những hội trường, trang thiết bị cho những hội nghị có sức chứa lớn hơn. Như tại hội nghị vừa qua, với số lượng 700 đại biểu và nhà báo, sức chứa của hội trường chính của Khách sạn Vinpearl Huế không đủ, buộc phải bố trí thêm một hội trường phụ trang bị màn hình để trực tiếp hội nghị phục vụ một số đại biểu và phóng viên tác nghiệp.

TP. Huế hiện chưa có một trung tâm hội nghị lớn như một số địa phương mà chủ yếu là tận dụng hội trường ở các khách sạn. Qua tìm hiểu, tất cả các khách sạn 4- 5 sao ở Huế có hội trường với sức chứa vào khoảng 500 người. Đây là điểm yếu của Huế trong phát triển du lịch MICE. Nếu như một hội nghị khoảng 1.000 đại biểu trở lên thì Huế sẽ không đáp ứng được, chứ chưa kể 2.000 đến 3.000 người.

Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, Huế đang kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng tổ hợp khách sạn cao cấp, dịch vụ thương mại, trung tâm hội nghị hội thảo quốc tế tại khu vực bao quanh các trục đường Hùng Vương – Lê Quý Đôn – Tôn Đức Thắng – Nguyễn Thị Minh Khai. Dự án này khi được triển khai sẽ tạo ra sự đa dạng cho loại hình du lịch hội nghị hội thảo, với nhiều phân khúc và số lượng người tham gia.

Với sự năng động của khu vực Chân Mây – Lăng Cô, tổ hợp những khách sạn, resort cao cấp đang và sẽ được hình thành… những sự kiện, hội nghị lớn trong tương lai ở Huế có thể chuyển dịch về phía Nam của tỉnh. Đây cũng được xem là thế mạnh trong tương lai của Huế khi phát triển du lịch MICE gắn với nghỉ dưỡng.

Chủ động đón đầu

Một tín hiệu mừng là Huế vừa ký kết hợp tác chiến lược với 4 nhà đầu tư lớn, được xem là “sếu” đầu đàn của cả nước. Sungroup và Vingroup cũng sẽ có những đầu tư mạnh mẽ hơn ở Huế trong thời gian đến. Với những nhà đầu tư lớn này, việc cụ thể hóa cho Huế có một trung tâm hội nghị đẳng cấp quốc tế, phục vụ từ 1.000 đến 2.000 đại biểu là điều không phải khó.

Nước ta vừa mới tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều. Việt Nam tự tin khẳng định với du khách khắp thế giới là điểm đến của du lịch MICE, điểm lý tưởng để tổ chức những sự kiện quan trọng nhất của thế giới. Cùng với thành công chung đó, không chỉ có Hà Nội mà các địa phương; trong đó, Huế cũng cần có sự chủ động, cùng trở thành những điểm đến tổ chức sự kiện, hội nghị, hội họp.

Ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch nhìn nhận, du lịch MICE sẽ ngày càng quan trọng trong cơ cấu ngành du lịch của Huế. Lợi thế nữa của Huế khi được là điểm đến an toàn, thân thiện, xanh và sạch; đồng thời là điểm đến có thế mạnh văn hóa, cảnh quan, phù hợp để các tổ chức, doanh nghiệp tổ chức hội nghị tại Huế và kết hợp với tham quan, nghỉ dưỡng, tổ chức các trò chơi team building. Chẳng hạn như tại Hội nghị “Phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên”, ngành đã chủ động xây dựng các tour tuyến, nhằm phục vụ nhu cầu tham quan Huế và được các đại biểu đánh giá.

Riêng trong năm 2019, Huế sẽ diễn ra chuỗi các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, như: Festival Nghề truyền thống Huế, Ngày hội chạy Marathon Quốc tế Huế, Giải xe đạp Quốc tế Coupe de Huế, một số lễ hội gắn với du lịch và ẩm thực... là cơ hội để Huế “chạy đà” cho du lịch MICE ngày càng phát triển sau này. Đây là được xem là giải pháp căn cơ xóa bỏ tính mùa vụ của du lịch, tăng thu hút khách nội địa đến Huế nhiều hơn.

Ngành du lịch thông tin, thời gian đến, song song với việc thu hút đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng, ngành sẽ tiếp tục quảng bá, giới thiệu về văn hóa, cảnh quan và con người Huế, những sản phẩm và điểm đến đặc trưng đến với du khách trong và ngoài nước; thể hiện sự chuyên nghiệp của những người đang hoạt động trong ngành du lịch, góp phần làm đẹp thêm hình ảnh của Huế - một điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện với du khách.

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển

Từ năm 2000, Thừa Thiên Huế gặp muôn vàn khó khăn sau trận “đại hồng thủy” cuối năm 1999. Dù thế, với những nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn thể người dân, sau gần 25 năm, thành quả lớn nhất là thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển
Mỹ vị Huế say lòng thực khách

Mệnh danh là “kinh đô ẩm thực”, làm say lòng thực khách bốn phương, thương hiệu ẩm thực Huế đã đến tận trời Tây, có mặt trên những tờ báo, tạp chí nổi tiếng của thế giới.

Mỹ vị Huế say lòng thực khách
Đưa di sản Huế vươn xa

Ở thời điểm hiện tại, hình hài của một Kinh đô xưa đã được tái hiện rõ rệt hơn bao giờ hết. Di sản Huế đã và đang từng bước phát huy giá trị đúng với tiềm năng và lợi thế vốn có.

Đưa di sản Huế vươn xa
Vùng Đông bừng sáng

“Muốn làm giàu tìm đất có thế”! Nghiệm lại lời của tiền nhân, tôi liên tưởng đến vùng Đông Nam của thành phố - Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô, nơi đã và đang tạo cực tăng trưởng kinh tế hấp dẫn.

Vùng Đông bừng sáng

TIN MỚI

Return to top