ClockThứ Bảy, 05/09/2020 05:45
KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TỈNH (5/9/1945-5/9/2020)

Vươn lên tầm cao mới

TTH - Cách đây tròn 75 năm, ngày 5/9/1945, Chi đội Giải phóng quân Trần Cao Vân được thành lập. Đây là tổ chức tiền thân đánh dấu sự ra đời và trở thành ngày truyền thống của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay.

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh ra mắt trang thông tin điện tử tổng hợpXứng đáng danh hiệu đơn vị dẫn đầu

Bộ CHQS tỉnh thăm, tặng quà gia đình chính sách trên địa bàn huyện A Lưới. Ảnh: LÊ SÁU

Truyền thống hào hùng

Khi mới ra đời, Chi đội Giải phóng quân Trần Cao Vân có gần 2.000 cán bộ, chiến sĩ. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự đùm bọc, yêu thương của các tầng lớp Nhân dân, LLVT tỉnh đã cùng với toàn dân chống thù trong giặc ngoài, làm nòng cốt trong việc bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền và Nhân dân, thể hiện rõ bản chất của một đội quân cách mạng.

Chiến công đầu tiên của Chi đội là mai phục bắt 6 lính Pháp nhảy dù xuống Hiền Sỹ và bắt 3 lính Pháp đổ bộ lên cửa Thuận An, cùng với 50 ngày đêm chiến đấu giữ thành phố Huế vô cùng dũng cảm, giành giật với địch trên từng con đường, góc phố. Từ Chi đội Trần Cao Vân phát triển thành Trung đoàn chủ lực 101 danh tiếng trong Đại đoàn 325. Lịch sử còn mãi in đậm những chiến công vang dội, những trận đánh tiêu biểu như Miếu Đại Càn, Khách sạn Morin, Hộ Thành, Đất Đỏ, Thanh Hương, Thanh Lam Bồ…, góp phần cùng quân, dân cả nước làm nên một chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. LLVT tỉnh được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ luân lưu “Quyết chiến, Quyết thắng”.

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, LLVT tỉnh tiếp tục trở thành lực lượng nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc mà đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968 làm chủ thành phố Huế 26 ngày đêm. Quân và dân Thừa Thiên Huế được Uỷ ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu “Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”.

Mùa Xuân năm 1975, với tinh thần “thần tốc, táo bạo”, LLVT tham gia chiến dịch Trị-Thiên-Huế, tiến công giải phóng hoàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 26/3/1975, tạo đà cho đại quân ta thần tốc, táo bạo, bất ngờ tiến công giải phóng Đà Nẵng và thần tốc giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Chiến tranh kết thúc, non sông thu về một mối, LLVT tỉnh vừa tập trung vào nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, vừa tham gia phát triển kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh. LLVT tỉnh nhanh chóng cử hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia thu gom, xử lý bom, mìn, vật liệu nổ trên khắp các địa bàn để bàn giao đất sạch cho Nhân dân địa phương làm ăn, phát triển kinh tế. Đồng thời, tiếp tục cử nhiều đơn vị với hàng vạn cán bộ, chiến sĩ tham gia làm nhiệm vụ Quốc tế ở Lào và Campuchia, tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc của Tổ quốc.

Phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”

Trong công cuộc đổi mới, LLVT tỉnh tiếp tục kế thừa và phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, thực hiện tốt chức năng “đội quân công tác, đội quân chiến đấu và đội quân lao động sản xuất. Tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận Quốc phòng toàn dân (QPTD), gắn với thế trận An ninh Nhân dân, thế trận Biên phòng toàn dân ngày càng vững mạnh; xây dựng khu vực phòng thủ (KVPT) ngày càng vững chắc, xây dựng LLVT tỉnh vững mạnh, toàn diện, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng bộ và Nhân dân giao phó.

Bên cạnh đó, LLVT tỉnh tiếp tục giúp dân xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, công tác đền ơn đáp nghĩa, tham gia các phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Từ năm 1992 đến nay, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã cử hàng trăm cán bộ, chiến sĩ tìm kiếm cất bốc được 2.117 mộ liệt sĩ trong nước, 750 mộ liệt sĩ trên đất nước bạn Lào. Trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh luôn là lực lượng tiên phong, đi đầu giúp Nhân dân khắc phục hậu quả bão, lụt, cứu hộ, cứu nạn. Đặc biệt, trong công tác phòng, chống đại dịch COVID-19, cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh là một trong những lực lượng nòng cốt, đi đầu trên mặt trận phòng, chống dịch, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng Nhân dân.

Những năm tới, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đứng trước những thời cơ và thuận lợi là cơ bản, song cũng có không ít những khó khăn, thử thách cả về an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Thừa Thiên Huế được xác định là một trong những địa bàn trọng điểm về quốc phòng và an ninh của cả nước, do vậy càng đặt ra nhiều yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao đối với cán bộ, chiến sĩ  LLVT tỉnh.

Tiếp nối truyền thống vẻ vang 75 năm qua, LLVT tỉnh tiếp tục quán triệt sâu sắc, triển khai có hiệu quả Nghị quyết của Đảng các cấp; trọng tâm là Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới.

Tập trung xây dựng Đảng bộ Quân sự tỉnh có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao, trước hết phải xây dựng LLVT tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; thực hiện có hiệu quả, chiều sâu Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị và cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới...

Tự hào với quá khứ vẻ vang của LLVT tỉnh, cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh nguyện đoàn kết, gắn bó, phấn đấu vươn lên tầm cao mới, xây dựng LLVT tỉnh theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, nâng cao trình độ và năng lực sẵn sàng chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng hơn nữa với truyền thống 75 năm anh hùng. LLVT tỉnh cùng với cán bộ, đảng viên và Nhân dân tỉnh nhà quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

ĐẠI TÁ HOÀNG VĂN NHÂN

Phó Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tặng quà cho các Anh hùng lực lượng vũ trang

Chiều 19/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức trao quà tặng của Quân ủy Trung ương- Bộ Quốc phòng cho các đối tượng chính sách nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024).

Tặng quà cho các Anh hùng lực lượng vũ trang
Xây dựng “thế trận lòng dân” ở các địa bàn trọng điểm

Chiều 5/12, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức hội nghị Quân chính tổng kết nhiệm vụ quân sự - quốc phòng (QS – QP) năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Xây dựng “thế trận lòng dân” ở các địa bàn trọng điểm
Hội đàm phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mùa khô 2024 - 2025 tại Lào

Ngày 24/10, tại tỉnh Salavan (Lào), đoàn Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Thừa Thiên Huế do Đại tá Lê Huy Nghĩa, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh dẫn đầu tiến hành Hội đàm với Ban Công tác đặc biệt tỉnh Salavan về việc phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (HCLS) mùa khô 2024 - 2025. Thiếu tướng Phu Văn Phim Ma Chăn, Chỉ huy trưởng Chính trị, Trưởng Ban Công tác đặc biệt tỉnh Salavan tiếp và làm việc cùng đoàn.

Hội đàm phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mùa khô 2024 - 2025 tại Lào
Nhiều hoạt động về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Ngày 4/10, Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an thành phố Huế tổ chức các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (04/10/1961- 04/10/2024) và 23 năm Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy (04/10/2001 - 04/10/2024).

Nhiều hoạt động về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

TIN MỚI

Return to top