ClockThứ Ba, 31/01/2023 13:56

Việc lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) là nhiệm vụ quan trọng

Chính phủ xác định việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong quý I/2023.

Lành mạnh hóa & phát triển bền vững thị trường bất động sảnNhững nội dung trọng tâm lấy ý kiến nhân dân trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)Bắt đầu lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Chính phủ xác định việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) là nhiệm vụ quan trọng. Ảnh: TTXVN

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi). 

Trước đó, ngày 27/1/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp cho ý kiến về việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi). Trên cơ sở báo cáo của lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, ý kiến của lãnh đạo các bộ, cơ quan tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ kết luận như sau: 

Thực hiện Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 ngày 23/12/2022, Chính phủ đã xây dựng và ban hành Nghị quyết số 170/NQ-CP ngày 31/12/2022 ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi). Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong quý I/2023.

Việc tổ chức thực hiện cần bám sát các nhu cầu thực tế; xác định các nội dung trọng tâm để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn; hình thức lấy ý kiến phù hợp với từng nhóm đối tượng; bảo đảm đúng mục đích, yêu cầu theo Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15; nâng cao chất lượng của việc lấy ý kiến, góp phần bảo đảm tính khả thi, tính dự báo và các tác động, điều kiện thi hành của các chính sách trong dự án Luật đất đai (sửa đổi).

Các bộ, cơ quan, địa phương được giao nhiệm vụ tại Nghị quyết số 170/NQ-CP của Chính phủ cần khẩn trương, đẩy nhanh tiến độ tổ chức triển khai các nhiệm vụ, nhất là việc ban hành Kế hoạch triển khai lấy ý kiến nhân dân hoàn thành trước ngày 10/2/2023, gửi báo cáo tiến độ thực hiện đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Luật đất đai và xây dựng dự án Luật đất đai (sửa đổi) tập trung nguồn lực, triển khai ngay việc thực hiện các nhiệm vụ sau: 

Khẩn trương đôn đốc các bộ, cơ quan, địa phương tổ chức triển khai ngay các nhiệm vụ được giao Nghị quyết số 170/NQ-CP, không để chậm trễ, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng theo yêu cầu của Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan xây dựng Kế hoạch cụ thể các đoàn công tác do Phó Thủ tướng chủ trì để theo dõi đôn đốc tổ chức lấy ý kiến; chủ động tổ chức các đoàn kiểm tra đôn đốc các bộ, ngành, địa phương; chú ý tính đặc thù của các vùng miền. 

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ tại Nghị quyết số 170/NQ-CP để tổ chức các hoạt động lấy ý kiến các bộ, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, nhất là phối hợp với các cơ quan thẩm tra của Quốc hội để tổ chức hội thảo chuyên đề theo kế hoạch của các cơ quan của Quốc hội, tránh trùng lặp, nâng cao chất lượng lấy ý kiến, tập trung vào các vấn đề còn ý kiến khác nhau.

Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan (Văn phòng Chính phủ, các bộ: Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tải chính, Kế hoạch và Đầu tư) để chuẩn bị dự kiến nội dung, chương trình các cuộc họp do Phó Thủ tướng chủ trì để chỉ đạo kịp thời việc triển khai các nhiệm vụ, báo cáo Phó Thủ tướng trước ngày 3/2/2023. 

Cập nhật tình hình thực hiện Nghị quyết số 170/NQ-CP của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức có liên quan để tổng hợp, báo cáo Chính phủ tại các cuộc họp Chính phủ trong tháng 2, 3 năm 2023. 

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan thực hiện hiệm vụ đề xuất vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 về sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến quản lý, sử dụng đất theo yêu cầu của Nghị quyết số 150/NQ-CP ngày 14/11/2022 và rà soát các dự án luật có liên quan đang trình Quốc hội để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, báo cáo Chính phủ trong Phiên họp Chính phủ chuyên để xây dựng pháp luật tháng 2 năm 2023.

Văn phòng Chính phủ phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan để tổng hợp thông tin, kịp thời báo cáo Phó Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo; kết hợp nội dung này với các nhiệm vụ khác để tiết kiệm thời gian, hiệu quả; dự thảo các kết luận, nghị quyết về các nội dung liên quan đến dự án Luật đất đai (sửa đổi) tại các cuộc họp của Thường trực Chính phủ, Chính phủ trong thời gian tới dễ Chính phủ kịp thời chỉ đạo, đôn đốc việc lấy ý kiến nhân dân và hoàn thiện dự án Luật đất đai (sửa đổi).

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát hiện vi phạm về kinh tế gần 158 nghìn tỷ đồng và 245 ha đất

Ngày 28/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Thanh tra. Dự và chỉ đạo hội nghị có Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình. Tại điểm cầu Huế có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương; cùng đại diện các sở, ngành liên quan.

Phát hiện vi phạm về kinh tế gần 158 nghìn tỷ đồng và 245 ha đất
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 6 nội dung để ACMECS bứt phá trong giai đoạn tới

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 7/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10 có chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập” được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 6 nội dung để ACMECS bứt phá trong giai đoạn tới

TIN MỚI

Return to top