ClockChủ Nhật, 29/09/2024 07:32

Trao Giải báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh năm 2024

Với sự tham gia của 345 tác phẩm của 48 đơn vị - cơ quan báo chí, Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII - năm 2024 là năm có số lượng tác phẩm và đơn vị - cơ quan báo chí tham dự đông nhất trong những lần tổ chức giải.

Hân hoan tuổi lên 10Chuyện nghề sau những giải thưởng báo chíVinh danh 35 tác giả, nhóm tác giả đoạt Giải Báo chí Hải Triều lần thứ V - năm 2024

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong trao Giải Đặc biệt cho nhóm tác giả của Đài Truyền hình Việt Nam 

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), tối 28/9, tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (quận Ba Đình, Hà Nội), Thành ủy Hà Nội đã tổ chức Lễ trao Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII - năm 2024.

Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, lần thứ VII - năm 2024 tiếp tục thu hút được sự quan tâm hưởng ứng của đông đảo phóng viên và các cơ quan báo chí.

Ban Tổ chức đã tiếp nhận tổng số 345 tác phẩm của 48 đơn vị - cơ quan báo chí gồm 7 cơ quan báo chí Hà Nội, 41 đơn vị - cơ quan báo chí trung ương, bộ ngành, địa phương tham dự với đầy đủ các loại hình báo chí.

Trong đó có 108 tác phẩm báo in; 150 tác phẩm báo điện tử; 87 tác phẩm phát thanh-truyền hình.

Năm 2024 là năm kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024); đây cũng là năm có số lượng tác phẩm báo chí, số đơn vị - cơ quan báo chí Trung ương tham dự giải nhiều nhất từ trước tới nay.

Đáng chú ý Giải năm nay có sự tham gia của 4 cơ quan báo chí thuộc các tỉnh: Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Quảng Ngãi.

Các tác phẩm dự thi khai thác một số khía cạnh mới về đề tài văn hóa, con người Hà Nội, việc giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc Mường ở Hà Nội, tình cảm và khí chất của người Hà Nội ở Tây Bắc, trên mảnh đất Điện Biên lịch sử...

Nhiều tác phẩm báo chí được chuẩn bị công phu, bám sát thực tiễn, phản ánh đúng, trúng và kịp thời các vấn đề trong phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực trong xã hội. Điều đó thể hiện tinh thần lao động nghiêm túc, sáng tạo, trách nhiệm của những người làm báo, các cơ quan báo chí trước các vấn đề đặt ra đối với phát triển văn hóa Thủ đô Hà Nội hiện nay.

Hội đồng Sơ khảo đã tổ chức chấm Giải và giới thiệu được 80 tác phẩm vào vòng Chung khảo (trong đó có 24 tác phẩm báo in, 35 tác phẩm báo điện tử, 21 tác phẩm phát thanh, truyền hình).

Tiếp đó, Ban Tuyên giáo Thành ủy đã chủ trì tổ chức triển khai chấm Giải vòng Chung khảo.

Kết quả cụ thể, Hội đồng Chung khảo thống nhất lựa chọn được 34 tác phẩm báo chí xuất sắc nhất để trao giải, gồm 1 Giải Đặc biệt thuộc về nhóm tác giả Đài Truyền hình Việt Nam với tác phẩm: Dấu ấn công nghiệp văn hóa Thủ đô.

3 Giải A gồm các tác phẩm: Tạo "mã định danh" người Hà Nội (Báo Hà Nội mới), Chấn hưng, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Báo Kinh tế và Đô thị), Hà Nội nỗ lực xây dựng thành phố sáng tạo (Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội).

Ngoài ra còn có 5 Giải B, 10 Giải C và 15 Giải Khuyến khích. Ban Tổ chức đồng thời cũng lựa chọn được 2 cơ quan báo chí tiêu biểu có nhiều tác phẩm chất lượng tham dự giải.

Nhóm tác giả: Khánh Sơn, Quang Huy, Hoàng Huy, Hồng Tươi, Trần Thanh, Bùi Giang, Tuấn Vũ của Truyền hình Nhân Dân vinh dự được trao giải B với tác phẩm: “Thăng Long-Hà Nội: Thế rồng bay lên”.

Tại Lễ trao giải, khán giả cũng được thưởng thức nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc về Hà Nội.

Theo nhandan.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tìm đường” đến danh hiệu di sản

Trong bức tranh toàn cảnh về người Cơ Tu, lễ hội mừng lúa mới giữ một vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng, làm nổi bật các đặc trưng văn hóa tộc người, phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan cũng như các hệ tri thức bản địa. Đó là nhận định được các chuyên gia đưa ra trong quá trình xây dựng hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội mừng lúa mới của dân tộc Cơ Tu ở vùng Nam Đông, huyện Phú Lộc, TP. Huế”.

“Tìm đường” đến danh hiệu di sản
Khi văn hóa mang lại kinh tế cho cộng đồng

Cách đây chưa lâu, khi nhắc đến A Lưới nhiều người vẫn ái ngại vì dịch vụ lưu trú ở huyện vùng cao còn quá nghèo nàn và thiếu thốn. Thế nhưng hôm nay, khi quay lại A Lưới, mọi người đều bất ngờ với sự thay đổi ngoạn mục, chất lượng dịch vụ du lịch nơi đây phát triển vượt bậc. Những cảnh quan nhiên, như suối A Nor (Hồng Kim), Par Le (Hồng Hạ)… được đầu tư, đánh thức. Các khu homestay, farmstay… mọc lên đã làm thay đổi bộ mặt du lịch, biến A Lưới trở thành điểm du lịch hấp dẫn.

Khi văn hóa mang lại kinh tế cho cộng đồng
Huế có thêm không gian văn hóa, ẩm thực

Tổ hợp trải nghiệm văn hóa - ẩm thực - quà tặng đặc sản kinh đô nằm ở tầng 1, tòa nhà Sốngcentre Huế (khu A2 Khu thương mại Hùng Vương, đường Bà Triệu, quận Thuận Hóa) vừa chính thức khai trương, mở cửa đón người dân và du khách vào chiều 19/4.

Huế có thêm không gian văn hóa, ẩm thực
Lan tỏa Tủ sách Huế & văn hóa đọc trong học đường

Để lan tỏa giá trị của Tủ sách Huế và văn hóa đọc trong học đường, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố tổ chức các hoạt động giới thiệu Tủ sách Huế ở các trường học. Báo Huế ngày nay đã có cuộc trò chuyện với ông Cung Trọng Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thành phố về những hoạt động này.

Lan tỏa Tủ sách Huế  văn hóa đọc trong học đường

TIN MỚI

Return to top