ClockThứ Ba, 13/07/2021 18:03
Đối thoại phát triển địa phương:

Thực thi mục tiêu phát triển trong trạng thái bình thường mới

TTH.VN - Diễn đàn đối thoại phát triển địa phương năm 2021 do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam, Ngân hàng thế giới và Đại học Indiana (Hoa Kỳ) đồng tổ chức sáng 13/7 tại Hà Nội đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm; đề xuất những sáng kiến, giải pháp cho sự phát triển của các địa phương trong điều kiện phải thực thi “mục tiêu kép”.

Nhiều nhiệm vụ khoa học thúc đẩy phát triển kinh tế xã hộiKhai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ 14, HĐND tỉnh khóa VIIThảo luận các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hộiKỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV: Thảo luận, đề xuất giải pháp phát triển bền vữngPhát triển văn hóa, góp phần nâng cao vị thế của tỉnhThảo luận về KT-XH và tiến hành chất vấn, trả lời chất vấn trong tuần đầu của đợt họp thứ 2Báo cáo dự thảo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Thừa Thiên Huế 

Tham dự diễn đàn có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia... Diễn đàn được kết nối trực tuyến với 59 điểm cầu trong cả nước. Tại Thừa Thiên Huế có sự tham dự của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cùng đại diện các sở, ban, ngành liên quan.

“Đối thoại phát triển địa phương năm 2021” là diễn đàn do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức để các nhà hoạch định chính sách của các bộ, ngành ở Trung ương, lãnh đạo địa phương, các doanh nghiệp hàng đầu, các chuyên gia, nhà nghiên cứu cao cấp thảo luận những sáng kiến và giải pháp đột phá giúp các địa phương phát triển kinh tế - xã hội.

Với chủ đề “Thực thi mục tiêu phát triển trong trạng thái bình thường mới”, tại diễn đàn, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi, thảo luận về những cơ hội phát triển của các địa phương trong trạng thái “bình thường mới”, tập trung vào các sáng kiến nâng cao hiệu quả quản trị thực thi chính sách trong môi trường chuyển đổi số và khai thác tiềm năng tăng trưởng xanh để vượt qua đại dịch COVID-19, bứt phá phát triển...

Tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý tại buổi đối thoại đều khẳng định: Trạng thái bình thường mới đòi hỏi các địa phương thích nghi với những rủi ro ngày càng gia tăng trong quá trình phát triển; nhất là nắm bắt cơ hội trong thách thức. Đây là lúc cần tính đến những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội không chỉ trong dịch mà cả ngay sau khi đại dịch kết thúc, để đạt được những kết quả khả quan ngay từ những năm đầu của nhiệm kỳ, tạo tiền đề thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.

Để làm được những điều này, các chuyên gia cho rằng, trước hết phải nâng cao năng lực quản trị thực thi, biến quyết tâm thành chiến lược chính sách và đưa được chính sách đời sống thực tiễn. Ở cấp địa phương, đó là việc cần xây dựng hệ thống đánh giá, giám sát khoa học, bài bản, minh bạch việc thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ.

Tiếp đó là quan tâm đầu tư hạ tầng công nghệ, hệ thống thể chế, chính sách, phát triển nhân tố con người nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Đồng thời nhất thiết phải đẩy nhanh quá trình tăng trưởng xanh để tạo ra nhiều dư địa phát triển mới, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế cũng như nhằm đạt được sự cân bằng hợp lý.

Phát biểu kết luận diễn đàn, ông Nguyễn Xuân Thắng đánh giá cao sự tham gia của các đại biểu và nội dung phát biểu, thảo luận, đặc biệt là những thông điệp mạnh mẽ, mới, sâu sắc.

“Các nội dung nêu lên tại diễn đàn đều thống nhất về nhận thức, có tính hệ thống, bao trùm, giải quyết tốt mối quan hệ giữa chính quyền, các địa phương và sự tham gia của người dân; củng cố niềm tin đối với chuyển đổi số và tăng trưởng xanh. Từ gợi ý của diễn đàn đối thoại phát triển địa phương 2021, các diễn đàn tiếp theo sẽ được triển khai sâu rộng, bên cạnh sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, sẽ có ý kiến của nhân dân, bảo đảm sự đồng bộ, cụ thể và thành công”.

Tin, ảnh: Thái Sơn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

Chiều 17/1, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP. Huế tổ chức phiên họp để tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự phiên họp có UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố, Trưởng Ban đại diện HĐQT chi nhánh NHCSXH Nguyễn Thanh Bình.

Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách
Tăng chất lượng tín dụng chính sách từ hoạt động giám sát

Chất lượng tín dụng chính sách xã hội được nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh được duy trì ở mức thấp là một trong những thành quả quan trọng của việc thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát trong hoạt động tín dụng chính sách.

Tăng chất lượng tín dụng chính sách từ hoạt động giám sát

TIN MỚI

Return to top