ClockThứ Hai, 09/06/2025 05:58

Thực hành tiết kiệm là chiến lược phát triển tự cường

HNN - Bài viết “Thực hành tiết kiệm” của Tổng Bí thư Tô Lâm công bố ngày 1/6 không chỉ là một lời nhắc nhở, mà còn là tuyên ngôn sâu sắc về một chiến lược phát triển bền vững và tự cường của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Phát triển kinh tế tư nhân cần tháo gỡ ‘điểm nghẽn’ về nhận thức và thể chếTiến vào kỷ nguyên mới với tinh thần độc lập, khát vọng tự cườngTổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Phát huy cao nhất tinh thần "tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc"

 Xây dựng văn hóa tiết kiệm để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới (Một góc đô thị Huế - ảnh minh họa: Minh Trí)

Trong một thế giới ngày càng bất định với các cú sốc kinh tế, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, khủng hoảng chuỗi cung ứng, việc tích lũy nội lực để không bị phụ thuộc, không bị động và không bị khuất phục là mục tiêu sống còn. Và để có được nội lực ấy, tiết kiệm chính là "hòn đá tảng" - như cách Tổng Bí thư đã khẳng định.

Không ngẫu nhiên khi bài viết mở đầu bằng việc khẳng định tiết kiệm là thành tố đã thấm sâu vào nền văn hóa Việt Nam, được truyền qua ca dao, tục ngữ, trở thành một “giá trị sống”. Nhưng vượt lên trên phương diện đạo đức cá nhân, tiết kiệm ngày nay phải được định vị lại như một năng lực tổ chức và quản trị quốc gia.

Vấn đề đặt ra: Tại sao trong một quốc gia đang vươn lên mạnh mẽ như Việt Nam, chúng ta vẫn phải bàn sâu đến tiết kiệm? Bởi vì, như Tổng Bí thư phân tích, tình trạng lãng phí hiện nay không chỉ diễn ra ở một vài ngành, vài cá nhân, mà đang len lỏi vào cả tư duy quản lý, thiết kế chính sách và cả thói quen tiêu dùng của xã hội.

Từ những biểu hiện như hội họp hình thức, sử dụng xe công sai mục đích, tổ chức sự kiện xa hoa, quy hoạch treo kéo dài hàng thập niên, hay tình trạng “tặng - biếu - khoe - hưởng thụ” trong tiêu dùng... Tất cả đang cho thấy tiết kiệm chưa thực sự trở thành một “chuẩn giá trị sống” trong xã hội hiện đại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: "Tiết kiệm không phải là bủn xỉn… Khi có việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù tốn bao nhiêu công, bao nhiêu của, cũng vui lòng". Đó là quan niệm tiết kiệm rất hiện đại: không tiêu sai, không chi thừa, nhưng sẵn sàng chi đúng và chi hiệu quả.

Trong bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, tinh thần ấy được nối tiếp một cách mạch lạc khi đề cập đến việc cắt giảm tối đa chi phí không cần thiết để dồn nguồn lực cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, hỗ trợ kinh tế tư nhân và bảo đảm an sinh.

Trong bối cảnh Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển “chất lượng cao và bền vững”, mọi nguồn lực quốc gia đều phải được sử dụng thông minh và có mục tiêu chiến lược.

Một đồng ngân sách tiết kiệm được từ bộ máy hành chính cồng kềnh sẽ là một đồng được đầu tư cho giáo dục, y tế, nghiên cứu và hạ tầng. Một mét vuông đất công không bị bỏ hoang là một bước tiến trong công bằng sử dụng tài nguyên.

Khi Tổng Bí thư đề cập đến các con số cụ thể như hơn 20.000 tỷ đồng mỗi năm tiết kiệm từ sáp nhập đơn vị hành chính, hay giá trị hơn 18.500 trụ sở công dôi dư có thể khai thác lại, đó là minh chứng cho cách tiết kiệm được thể chế hóa thành chính sách và đưa vào thực tiễn.

Điều quan trọng nhất mà bài viết của Tổng Bí thư nhấn mạnh chính là việc biến tiết kiệm thành nề nếp văn hóa và cơ chế vận hành thường xuyên của cả hệ thống. Nghĩa là, không chỉ trông chờ vào nỗ lực đơn lẻ, không chỉ là khẩu hiệu vào các ngày lễ kỷ niệm, mà là sự chuyển hóa vào thể chế: Sửa luật, cắt thủ tục, chuyển tiền kiểm sang hậu kiểm, loại bỏ cơ chế “xin - cho”, minh bạch hóa tài sản công và trách nhiệm người đứng đầu.

Ở đó, tiết kiệm được đo đếm bằng KPI trong chi tiêu công; bằng thời gian xử lý hồ sơ hành chính; bằng số lượng tài sản công đưa vào sử dụng lại; bằng số giải pháp sáng tạo giúp hạ giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.

Đặc biệt, khi nhấn mạnh đến việc 100% thủ tục hành chính phải được số hóa, không giới hạn bởi địa giới hành chính, thì bài viết không chỉ kêu gọi tiết kiệm chi phí vận hành, mà còn đang định nghĩa lại hiệu quả quản trị nhà nước trong thời đại số.

Khi Tổng Bí thư khuyến nghị cần phát động và duy trì một “Ngày toàn dân thực hành tiết kiệm”, đó không chỉ là lời hiệu triệu về mặt hình thức. Đó là lời cảnh báo rằng, nếu không thay đổi từ gốc - từ ý thức xã hội đến thiết kế chính sách, từ hành vi cá nhân đến mô hình tổ chức, thì chúng ta sẽ lãng phí không chỉ của cải, mà còn cả cơ hội phát triển.

Không có quốc gia nào mạnh lên từ sự phung phí. Và cũng không có nền độc lập nào bền vững nếu chỉ dựa vào nguồn lực vay mượn. Trong kỷ nguyên mới, khi chúng ta hướng tới mục tiêu “Việt Nam hùng cường, thịnh vượng vào năm 2045”, thì tiết kiệm, dưới ánh sáng tư tưởng của Đảng và Bác Hồ, chính là nền móng không thể thiếu để xây dựng một quốc gia tự chủ và trường tồn.

Từ Ân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kết nối liên vùng, phát triển đô thị biển

Nhằm phát triển đô thị về hướng biển và tạo sự liên kết vùng, thời gian qua, ngoài thực hiện tốt các quy hoạch, TP. Huế còn ưu tiên kêu gọi và đầu tư các dự án lớn nhằm hoàn thiện hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, từ các đô thị trung tâm đến các đô thị vệ tinh.

Kết nối liên vùng, phát triển đô thị biển
Giữ hồn xưa, mở lối mới

Không còn là thành phố “buồn”, Huế hôm nay đang mở rộng cửa hướng về phía biển, phía công nghiệp, phía kinh tế xanh - bằng những bước đi vững chắc nhưng giàu bản sắc.

Giữ hồn xưa, mở lối mới
Chào mừng Đại hội Đảng bộ Sở Y tế thành phố Huế lần thứ XI, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Xây dựng ngành y tế phát triển toàn diện, hiện đại và bền vững

Phát huy những kết quả đạt được, với tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, ngành y tế thành phố Huế tiếp tục triển khai nhiều giải pháp, hướng đến giai đoạn phát triển mới với quyết tâm “Đoàn kết - Đổi mới - Sáng tạo - Bứt phá - Phát triển”.

Xây dựng ngành y tế phát triển toàn diện, hiện đại và bền vững
“Cú hích” phát triển thương mại nội địa

Hoạt động thương mại nội địa TP. Huế có những bước khởi sắc. Để phát triển như kỳ vọng cần tiếp tục có những “cú hích” cần thiết về kích cầu thị trường nội địa.

“Cú hích” phát triển thương mại nội địa
Phát triển bền vững sản phẩm nông nghiệp địa phương

Hội Nông dân (HND) thành phố Huế đang tích cực vận động nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD), tiêu thụ nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn, chủ động đổi mới phương thức sản xuất từ truyền thống sang sản xuất nông sản hữu cơ…

Phát triển bền vững sản phẩm nông nghiệp địa phương

TIN MỚI

Return to top