ClockThứ Tư, 07/08/2024 15:15

Thừa Thiên Huế và Hà Nam chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số

TTH.VN - Sáng 7/8, Đoàn công tác của UBND tỉnh Hà Nam đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về triển khai chuyển đổi số (CĐS).
 Hai bên đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số

Đoàn công tác của UBND tỉnh Hà Nam do ông Nguyễn Đức Vượng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam làm Trưởng đoàn. Tiếp và làm việc với đoàn công tác có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Thời gian qua, để thúc đẩy phát triển và chuyển đổi từ Chính quyền điện tử sang Chính quyền số, cụ thể là đã xây dựng hạ tầng CNTT và truyền thông đồng bộ, Thừa Thiên Huế đã xây dựng hoàn thiện hạ tầng Trung tâm dữ liệu nhằm lưu trữ, xử lý dữ liệu lớn và triển khai các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh và các dịch vụ đô thị thông minh. Tỉnh cũng đã xây dựng và triển khai các ứng dụng từ tỉnh đến xã như các hệ thống ứng dụng phục vụ quản lý, điều hành.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn thiện các thể chế về CĐS và nền tảng phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số; từng bước hoàn thiện và tích hợp, liên thông các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tiến hành số hóa các dữ liệu tại các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh và hạ tầng kết nối, hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo an ninh mạng. Thực tiễn vận hành các dịch vụ đã và đang góp phần nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức hoạt động quản lý nhà nước, cũng như gia tăng mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với hoạt động của chính quyền. Đặc biệt, Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh - IOC thuộc sở Thông tin và Truyền thông đã có nhiều ứng dụng thông minh và hoạt động rất hiệu quả, nhất là ứng dụng Hue - S của Trung tâm đã phát huy tác dụng rất rõ rệt.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình phát biểu tại buổi làm việc

Tỉnh cũng đã xây dựng chính quyền điện tử với các sáng kiến trong phát triển đô thị thông minh, hướng các hoạt động quản lý và điều hành địa phương trở nên phù hợp và thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; thực hiện quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh và đã thiết lập 100% quy trình điện tử giải quyết TTHC trên phần mềm Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh.

Bày tỏ ấn tượng với những kết quả mà Thừa Thiên Huế đạt được trong thời gian qua, Đoàn công tác tỉnh Hà Nam và UBND tỉnh đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng cơ chế, chính sách nhằm tạo thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp triển khai CĐS gắn với cải cách hành chính. Tìm hiểu các thành phần cơ bản của hệ sinh thái CĐS Huế. Kinh nghiệm triển khai ứng dụng CNTT và CĐS một cách đồng bộ và xuyên suốt. Hoạt động nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Giải pháp kết nối hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia. Việc xây dựng chiến lược dữ liệu và tích hợp dữ liệu, hoàn thiện các hệ thống thông tin, CSDL ngành, giải pháp xử lý dữ liệu…

Phó Chủ tịch Nguyễn Thanh Bình thông tin: Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều kết quả nhất định trong công tác cải cách hành chính, ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử… Đồng thời, đang tiếp tục triển khai xây dựng đô thị thông minh, hướng đến chính quyền phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Thực tế, việc xây dựng chính quyền số tại Thừa Thiên Huế đang có nhiều thuận lợi để phát triển, tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn mới, đáp ứng được việc CĐS toàn diện, Thừa Thiên Huế tập trung bám sát theo định hướng và tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương, để phối hợp triển khai thực hiện, tạo các giải pháp đồng bộ, liên kết dữ liệu của các ngành, lĩnh vực phục vụ nhiệm vụ trong triển khai CĐS.

 Đoàn công tác của UBND tỉnh Hà Nam thăm Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh - IOC

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình cũng chia sẻ về định hướng trong thực hiện CĐS trên các lĩnh vực, qua đó cần có sự đánh giá, rà soát cụ thể để đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ trong thực hiện.

Trao đổi với lãnh đạo và các ngành liên quan của tỉnh Thừa Thiên Huế tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Đức Vượng đánh giá cao những thành tựu phát triển KT-XH của Thừa Thiên Huế, là địa phương luôn nằm trong tốp đầu của cả nước trong các chỉ số và có những bước phát triển vượt bậc. Qua đó, những kết quả đạt được trong CĐS đã tạo nên một diện mạo mới, với việc ứng dụng mạnh mẽ CNTT, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, đô thị thông minh… đã đóng góp quan trọng vào nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Đức Vượng cảm ơn những chia sẻ kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên Huế, với những cách làm hay, sáng tạo, đột phá trong công tác triển khai CĐS sẽ là kinh nghiệm quý báu để tỉnh Hà Nam học hỏi, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của Hà Nam trong thời gian tới.

Sáng cùng ngày, Đoàn công tác của UBND tỉnh Hà Nam đã đến thăm Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh - IOC và trao đổi cùng lãnh đạo sở Thông tin và Truyền thông tỉnh về hoạt động của Trung tâm.

LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Người dân tập trung cập nhật sinh trắc học trong ngày làm việc đầu năm

Dù đã có nhiều thông báo về việc cập nhật sinh trắc học trước thời điểm 1/1/2025 để đảm bảo không bị dừng các giao dịch thanh toán trực tuyến, tuy nhiên, nhiều người dân vẫn chưa cập nhật sinh trắc học cho tài khoản ngân hàng điện tử. Vì thế trong ngày làm việc đầu tiên của năm 2025, các ngân hàng đều đón một lượng khách hàng đến cập nhật thông tin sinh trắc học rất đông

Người dân tập trung cập nhật sinh trắc học trong ngày làm việc đầu năm

TIN MỚI

Return to top