ClockThứ Bảy, 28/01/2023 15:41

Thành công của tỉnh luôn có sự đóng góp của bà con người Huế xa quê

TTH.VN - Những thành công của Thừa Thiên Huế trong năm 2022 ngoài kết quả của sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân tỉnh nhà, còn có sự đóng góp tích cực của những người Huế xa quê luôn đồng hành, hướng về quê hương.

Huế, một chữ “mới” trong chữ “hoài”…Niềm vui “Mái ấm Công đoàn”Đi chợ phiên A Lưới mua đặc sản vùng cao"Ngày hội bánh chưng xanh" thắm tình đoàn kếtBí thư Thành uỷ Huế thăm, chúc tết các gia đình chính sách

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình và Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác hỗ trợ đồng bào lũ lụt tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020. Ảnh: N.Đ

UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã nhấn mạnh như thế tại buổi gặp mặt Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại TP. Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) sáng 28/1. Cùng dự, có UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định.

Buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 33 năm xây dựng và phát triển Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại TP. Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, với sự tham gia của lãnh đạo chính quyền địa phương cùng đông đảo bà con đồng hương.

Tại buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã thông tin về tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh đến với bà con. Năm 2022 dù đối mặt nhiều khó khăn, thách thức nhưng nền kinh tế của tỉnh đã phục hồi tích cực và đạt kết quả nổi bật trên nhiều lĩnh vực. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,56%, đây là kết quả rất cao trong những năm gần đây. Thu ngân sách nhà nước cũng đạt mức cao với hơn 12.700 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 28.000 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 1.230 triệu USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ.

Điểm lại trong năm 2022, tỉnh Thừa Thiên Huế có 10 thành tựu quan trọng, trong đó có 4 thành tựu nổi bật. Đầu tiên, năm 2022 là năm thứ 3 triển khai Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị với các cơ chế, chính sách mới được ban hành, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Tiếp đó, tỉnh là địa phương được đánh giá hấp dẫn về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Ngoài ra, Thừa Thiên Huế thuộc nhóm đứng đầu cả nước trong hàng loạt các chỉ số xếp hạng cấp tỉnh công bố năm 2022. Cũng trong năm này, lần đầu tiên Festival Huế bốn mùa được tổ chức.

Chia sẻ với bà con đồng hương, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết, năm 2023 là năm có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI; Nghị quyết số 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.

Mục tiêu đặt ra là tập trung thực hiện “Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương” trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Ngoài ra, tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của Cố đô Huế, đô thị trọng điểm quốc gia với nhiều lợi thế khác biệt. Có thể kể đến như có số lượng di sản vật thể và phi vật thể đồ sộ, quần thể di tích cố đô Huế còn nguyên vẹn; hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, hệ trí thức hàng đầu quốc gia với Đại học Huế gồm nhiều trường thành viên…

Theo ông Bình, với những lợi thế đó, tỉnh sẽ tập trung phát huy di sản, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên là động lực phát triển dịch vụ du lịch. Phát huy hiệu quả là trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hoá, du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao và khoa học - công nghệ. Phát triển kinh tế biển và đầm phá Tam Giang, Cầu Hai, Vườn Quốc gia Bạch Mã tương xứng với tiềm năng.

Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, phát huy các nguồn lực đất đai, con người xứ Huế. Xây dựng đồng bộ các giải pháp tăng thu ngân sách địa phương hướng đến tự cân đối ngân sách (hiện nay tỉnh tự cân đối được 81,7%; trung ương cân đối bổ sung 18,3% để đảm bảo nhiệm vụ chi).

Bên cạnh đó, từng bước xây dựng các ứng dụng, tiện ích đô thị thông minh, hoàn thiện chính quyền điện tử đến cấp xã, phường. Chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với phương châm “Phát triển nhanh trên nền tảng kinh tế tri thức, phát triển bền vững trên nền tảng văn hóa”. Đẩy mạnh liên kết, phát huy các tiềm năng, lợi thế riêng có của Thừa Thiên Huế trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và hành lang Kinh tế Đông Tây.

Để thực hiện thắng lợi những điều đó, ông Bình mong muốn và kêu gọi các bà con đồng hương Thừa Thiên Huế tại thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm tiếp tục chung tay góp sức, đồng hành.

Cũng trong buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cũng đã bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, TP. Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm đã luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để bà con Thừa Thiên Huế cùng chung sống, làm ăn và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc tại địa phương. Dịp này, UBND tỉnh cũng đã tặng bằng khen cho 4 cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác hỗ trợ đồng bào lũ lụt tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020.

N. MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Người dân tập trung cập nhật sinh trắc học trong ngày làm việc đầu năm

Dù đã có nhiều thông báo về việc cập nhật sinh trắc học trước thời điểm 1/1/2025 để đảm bảo không bị dừng các giao dịch thanh toán trực tuyến, tuy nhiên, nhiều người dân vẫn chưa cập nhật sinh trắc học cho tài khoản ngân hàng điện tử. Vì thế trong ngày làm việc đầu tiên của năm 2025, các ngân hàng đều đón một lượng khách hàng đến cập nhật thông tin sinh trắc học rất đông

Người dân tập trung cập nhật sinh trắc học trong ngày làm việc đầu năm
Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

Huế từ hôm nay, ngày 1/1/2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam và được xem là “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ là đô thị di sản đẳng cấp của Việt Nam, Huế còn được các tổ chức thế giới đánh giá cao trong công cuộc bảo tồn những giá trị ngàn xưa để lại và được phát huy giá trị một cách hiệu quả với những đặc thù, riêng biệt.

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế
Huế trở thành điểm cuốn hút các đoàn làm phim

Nổi tiếng là đô thị di sản cổ kính, Huế nhờ thế trở thành điểm đến của điện ảnh trong nước lẫn quốc tế. Mỗi công trình kiến trúc, hay một danh thắng, địa danh nào đó ở Huế đều có thể trở thành bối cảnh trong các bộ phim từ điện ảnh cho đến phim ngắn. Điều này đã ít nhiều tạo thương hiệu giúp du lịch địa phương bùng nổ.

Huế trở thành điểm cuốn hút các đoàn làm phim

TIN MỚI

Return to top