ClockThứ Sáu, 27/07/2018 13:45

Tháng bảy về, nhớ Mẹ Việt Nam Anh hùng

TTH - Đã có 2.219 mẹ được Đảng và Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu Nhà nước cao quý: Bà mẹ Việt Nam Anh hùng (VNAH). Câu chuyện về những đóng góp của họ dành cho cách mạng cảm động và hào hùng. Tình cảm mà quê hương Thừa Thiên Huế dành cho các mẹ hôm nay thật đáng trân trọng.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu thăm, tặng quà gia đình chính sáchTrưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Thái Sơn thăm các Mẹ VNAH ở xã Thủy ThanhLiên đoàn Lao động TP. Huế thăm và tặng quà cho hai Mẹ Việt Nam Anh hùng

Vinh danh anh hùng

Chúng tôi đã có dịp ghé thăm nhà Mẹ VNAH Hoàng Thị Cơ ở xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc. Mẹ đã mất từ lâu nhưng trong câu chuyện với những con cháu của mẹ, chúng tôi vẫn không khỏi bùi ngùi về những mất mát mà mẹ phải chịu đựng. Mẹ Cơ có chồng và con trai là những cán bộ chủ chốt của xã Mỹ Lộc (Vinh Hưng và Vinh Mỹ). Năm 1952, vùng khu III Phú Lộc, địch tăng cương bố ráp. Do có kẻ chỉ điểm, kẻ địch bất ngờ tấn công vào ngôi nhà, nơi cấp ủy địa phương đang có cuộc họp quan trọng. Cả chồng là ông Nguyễn Vy và con trai của mẹ là Nguyễn Diệp bị bắn chết tại chỗ. Sau đó, kẻ địch đem xác hai cha con phơi nắng ròng rã hai ngày đêm ở khu vực chợ Mỹ Lợi nhằm đe dọa và làm lung lạc ý chí cách mạng của cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân địa phương. Tất cả đều diễn ra trước mắt mẹ Cơ và đó là nỗi đau không nói được thành lời.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình thăm, tặng quà MVNAH Trần Thị Thí ở phường Thuận Thành (TP Huế)

Năm 2002, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã cho ra mắt tập sách “Bà mẹ VNAH Thừa Thiên Huế” đầu tiên. Mới đây nhất trong dịp kỷ niệm 43 năm giải phóng miền Nam, tập IV của cuốn sách đã được ra mắt bạn đọc. Chỉ riêng trong tập sách này, 594 bà mẹ VNAH được phong tặng và truy tặng đã được ghi danh và ghi công cùng với khắc họa về chân dung và các thông tin nổi bật. Chúng tôi đã có dịp tiếp cận tập sách. Trên hết, đó là tấm lòng thành, sự tri ân và lòng biết ơn sâu sắc mà thế hệ hôm nay trân trọng dành cho các Bà mẹ VNAH. Thông qua cuốn sách, thế hệ trẻ biết đến cuộc đời, sự hy sinh và những đóng góp của các mẹ trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thầm lặng mà anh dũng.

Không chỉ có chồng, con mà bản thân các mẹ cũng là những anh hùng. Nhiều người đã biết đến gương sáng của mẹ Nguyễn Thị Lớn ở phường Thủy Phương. Mẹ Lớn chỉ có con trai duy nhất Nguyễn Văn Phương là chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh. Còn mẹ, trong kháng chiến chống Pháp là một cơ sở cách mạng và trong chống Mỹ là một nữ biệt động thành, mưu trí, dũng cảm và gan dạ. Để che mắt địch, mẹ đã dùng nhiều hình thức ngụy trang, giả điên để đến các cơ quan địch nắm tình hình cung cấp cho các hoạt động cách mạng.

Đong đầy tình cảm

Từ nhiều năm nay, Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương làm tốt phong trào “Phụng dưỡng các Bà mẹ VNAH”. Cùng với các chế độ đãi ngộ theo quy định của Nhà nước, việc tham gia phụng dưỡng của các đơn vị quân đội, các tổ chức đoàn thể xã hội và Nhân dân các địa phương đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho các mẹ VNAH còn sống.

Tháng 4/2012, chúng tôi có dịp tham dự buổi lễ nhận chăm sóc, phụng dưỡng suốt đời Mẹ VNAH Hà Thị Lý ở Kim Long (TP. Huế). Mẹ Lý quê ở Phú Ốc (Hương Trà), sống một mình và gặp nhiều khó khăn. Đó là một buổi lễ trang trọng với sự có mặt của lãnh đạo Trường đại học Y dược Huế và địa phương.

Cũng là Trường đại học Y dược Huế - tháng 2 vừa qua, Hội Cựu chiến binh nhà trường tổ chức lễ khánh thành và trao tặng nhà tình nghĩa cho Mẹ VNAH Nguyễn Thị Nguyệt ở xã Lộc An (Phú Lộc). Ngôi nhà trị giá 76 triệu đồng, từ đóng góp của các nhà hảo tâm. Mẹ Nguyệt năm nay đã 102 tuổi và đang sống một mình trong ngôi nhà xây dựng đã lâu.

Từ nhiều năm qua, chúng tôi đã có nhiều chuyến theo chân các anh chị ở nhiều cơ quan, đoàn thể về thăm các bà mẹ VNAH. Đó là những chuyến đi tình nghĩa, đong đầy yêu thương. Đại diện các cơ quan, đoàn thể không chỉ đem về cho mẹ những đóng góp của tập thể mà hơn thế là những tình cảm, sẻ chia.

Tháng bảy đến, lại nhớ về những chuyến đi nghĩa tình, về thăm các mẹ VNAH. Đa số mẹ đã ra đi, số còn lại cũng đã vào tuổi “xưa nay hiếm”. Những chuyến đi do vậy càng trở nên ý nghĩa và đong đầy tình cảm hơn.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tặng quà cho các Anh hùng lực lượng vũ trang

Chiều 19/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức trao quà tặng của Quân ủy Trung ương- Bộ Quốc phòng cho các đối tượng chính sách nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024).

Tặng quà cho các Anh hùng lực lượng vũ trang
Nhớ gác bếp của ngoại

Mỗi khi mùa đông gõ cửa, trong tâm trí tôi lại hiện về những kỷ niệm gắn liền với căn gác bếp nhỏ bé của ngoại, nơi đã từng là trái tim của ngôi nhà, lưu giữ biết bao ký ức ngọt ngào và thân thương.

Nhớ gác bếp của ngoại
Viết tiếp khúc ca khải hoàn

Ngày 10/10/1954, cả Thủ đô rực rỡ cờ hoa đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. 70 năm sau, phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân Hà Nội đang viết tiếp khúc khải hoàn, đưa Thủ đô vững bước trên chặng đường phát triển mới.

Viết tiếp khúc ca khải hoàn
Đồn Biên phòng Phong Hải tổ chức gặp mặt giữa hai Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng

Chiều 6/9, Đồn Biên phòng Phong Hải chủ trì, phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương xã Điền Hương và Điền Lộc (Phong Điền) tổ chức cuộc gặp mặt giữa hai Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng là Mẹ Lê Thị Hài (SN 1929, trú tại xã Điền Lộc, huyện Phong Điền) và Mẹ Lê Thị Tất (SN 1931, trú tại xã Điền Hương, huyện Phong Điền).

Đồn Biên phòng Phong Hải tổ chức gặp mặt giữa hai Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng

TIN MỚI

Return to top