ClockThứ Sáu, 13/09/2024 14:39

Gia hạn thời gian tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin

TTH.VN - UBND tỉnh vừa có Công văn gia hạn thời gian tổ chức Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 đến hết ngày 30/9 nhằm tạo điều kiện cho bà con nhân dân có thêm thời gian tham gia dự thi.
Thí sinh tham gia dự thi quét mã QR để xem hướng dẫn hoặc xem tại hình ảnh 

Trước đó, UBND tỉnh tổ chức Lễ phát động Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024, cuộc thi diễn ra từ 18/8 đến 1/9.

Theo Ban Tổ chức, cuộc thi được tổ chức dành cho cho tất người dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua ứng dụng Hue-S, thí sinh chỉ cần trả lời 20 câu hỏi trắc nghiệm và 1 câu hỏi dự đoán số người dự đoán đúng tất cả các câu hỏi là đã hoàn thành phần thi của mình. Các câu hỏi xoay quanh các nội dung: Nhận diện các phương thức/thủ đoạn và kỹ năng phòng tránh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng; Kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn, kỹ năng phòng tránh các nguy cơ rủi ro; bị đánh cắp thông tin trên không gian mạng…

 Thí sinh trả lời 20 câu hỏi trắc nghiệm và 1 câu dự đoán số người dự đoán đúng là đã hoàn thành phần thi của mình

Với các bước tham dự vô cùng đơn giản, thí sinh chỉ cần đăng nhập ứng dụng Hue-S, nhấn chọn vào banner chức năng “Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng” để trả lời 20 câu hỏi trắc nghiệm và 1 câu hỏi dự đoán số người dự đoán đúng tất cả các câu hỏi là đã hoàn thành phần thi của mình.

Cuộc thi có 54 giải thưởng cá nhân với tổng giá trị giải thưởng lên đến 90 triệu đồng, bao gồm: 1 giải Nhất, trị giá 20 triệu đồng; 1 giải Nhì, trị giá 10 triệu đồng; 2 giải Ba, mỗi giải trị giá 5 triệu đồng; 50 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá 1 triệu đồng. Giải thưởng dành cho các cá nhân trả lời đúng và sớm nhất 20 câu trắc nghiệm và dự đoán đúng nhất số người trả lời đúng.

Lần đầu tiên tổ chức, Cuộc thi mong muốn giúp người dân trên địa bàn tỉnh tìm hiểu các kỹ năng đảm bảo an toàn trên không gian mạng nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức cơ bản về an toàn thông tin mạng; biết cách nhận diện, phòng tránh các hình thức lừa đảo; nâng cao hiểu biết, trang bị các kỹ năng số cơ bản, khai thác và sử dụng an toàn các dịch vụ trên nền tảng Hue-S và các nền tảng số khác để chủ động phòng chống các thông tin xấu, độc, sai sự thật, các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến; đảm bảo an toàn thông tin cho người dân trong thời kỳ chuyển đổi số.

LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên

Đại học Huế với vai trò là trung tâm đào tạo hàng đầu miền Trung, đã chủ động tích hợp công nghệ số vào công tác Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên (ĐTN - HSV) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường hiệu quả quản lý và đẩy mạnh phong trào sinh viên.

Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên

TIN MỚI

Return to top