ClockThứ Sáu, 09/10/2020 18:57

Đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản người dân trong mưa lũ

TTH.VN - Chiều 9/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương có buổi kiểm tra công tác phòng, chống lũ và trực tiếp đến một số điểm xung yếu trên địa bàn các huyện, thị: Quảng Điền, Phong Điền, Hương Trà.

Ngày 9/10, học sinh ở các trường thuộc vùng hạ lưu, ngập lụt tiếp tục nghỉ họcSẵn sàng ứng phó với mưa lũCông an TP. Huế di dời các hộ dân khu vực bị ngập lụt đến nơi an toànThiên tai tiếp tục đe dọa tàn phá nhiều bang của AustraliaLũ lụt ở Venice (Italy) gây thiệt hại 1,1 tỷ USDNhiều vùng ở Phong Điền vẫn còn chia cắt

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương (bìa trái) trực tiếp kiểm tra công tác ứng phó mưa lũ vùng xung yếu

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đề nghị chính quyền các địa phương và các ban ngành không được chủ quan, lơ là trong công tác ứng phó mưa lũ, phải đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho nhân dân cũng như các công trình hồ chứa.

Đối với các điểm gây ngập cục bộ tại nhiều tuyến đường, gây ách tắc giao thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu lực lượng chức năng cần cắt cử cán bộ trực tại các điểm sung yếu không để người dân đi lại tự do dễ gây nguy hiểm đến tính mạng. Đồng thời, bố trí lực lượng di dời ngay các hộ còn ở trong vùng ngập lụt đến vùng cao như ở tạm nhà bà con làng xóm hoặc nhà văn hóa tổ, trường học...

“Không được chủ quan lơ là trong công tác ứng phó mưa lũ, tính mạng của con người là quan trọng nhất. Đặc biệt, các đơn vị chủ hồ thủy điện, thủy lợi phải tuân thủ quy trình vận hành nhằm đảm bảo an toàn cho các công trình và vùng hạ du”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh.

Do tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đề nghị chính quyền địa phương chỉ đạo một cách quyết liệt và có biện pháp mạnh đối với những hộ cố tình không di dời đến nơi an toàn. Theo dõi sát sao, nắm chắc tình hình, chủ động đối phó với những diễn biến khó lường của mưa lũ với phương châm “4 tại chỗ”; đặc biệt đối với những địa bàn có nguy cơ bị lũ quét, địa phương và các ngành chức năng có phương án cụ thể để tiếp tục di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện túc trực 24/24h để triển khai các phương án cứu hộ, cứu nạn khi tình huống xấu xảy ra.

Phong Điền di dời hơn 1.000 hộ dân đến nơi an toàn

Tại các xã đầu nguồn sông Ô Lâu, sông Bồ trên địa bàn huyện Phong Điền do mưa lớn và việc điều tiết xả lũ của thủy điện 2 ngày qua khiến nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã, Quốc lộ 49B, các tuyến Tỉnh lộ 4, 6, 11A, 11B, 17 bị ngập toàn tuyến, nhiều khu vực bị chia cắt hoàn toàn. 

Nhiều ngôi nhà của người dân ở tổ dân phố Vĩnh Nguyên, thị trấn Phong Điền bị ngập sâu trong nước

Mưa lũ đã làm hơn 4.300 ngôi nhà trên địa bàn các xã Phong Hòa, Phong Bình, Phong Thu… ngập trong nước từ 0,3 - 1,8m và làm 01 nhà ở thôn Hiền Lương xã Phong Hiền bị sập. 

Về nông nghiệp, hơn 84ha hoa màu ha bị ngập và hư hại, tập trung chủ yếu tại các xã Điền Lộc, Điền Hòa, Phong Chương, Phong Hiền; hơn 100ha sắn, 3ha mía tại xã Phong Hiền bị ngập, có khả năng hư hỏng; 2 hồ nuôi ốc hương tại xã Điền Hương do mưa quá lớn, độ mặn giảm đột ngột nên bị chết hàng loạt với số lượng khoảng 1,5 tấn; hơn 4 ha ao nuôi cá nước ngọt bị ngập trôi và 12 lồng cá lồng nước lợ bị hư hỏng. Hiện nay, hầu như trên địa bàn huyện bị mất điện hoàn toàn, trừ khu vực trung tâm.

Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Phong Điền cho biết, sáng nay huyện đã tiếp huy động thêm nhiều phương tiện cùng hàng trăm chiến sĩ công an, quân đội, dân quân  tham gia tìm kiếm người mất tích tại hồ Bàu Sen, thôn Khánh Mỹ, thị trấn Phong Điền, nhưng đến 17h ngày 9/10 vẫn chưa tìm thấy. Trên địa bàn huyện có 6 người bị thương vì rắn cắn, bị ngã do kê kích tài sản, giằng chống nhà cửa. Hiện tất cả các trường hợp bị thương đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.

Rau màu của người dân xã Điền Lộc bị hư hỏng do mưa lớn

Đến nay, huyện Phong Điền đã tổ chức di dời hơn 1.000 hộ với hơn 2.600 khẩu. Trong đó di dời tập trung là 54 hộ và sơ tán tại chỗ là 977 hộ, chủ yếu ở những vùng ngập cao, gần sông suối, núi… có nguy cơ sạt lở. Huyện đã dự phòng gần 6 tấn gạo, hơn 400 thùng mì tôm. Các xã cũng đã tích trữ hơn 30 tấn gạo, hơn 1.700 thùng mì tôm và các nhu yếu phẩm, vật dụng khác khác như: xăng dầu, máy cưa, nước uống, phao các loại, thuyền ghe, máy phát điện… 

Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết: "Trước tình hình diễn biến phức tạp của mưa lũ, UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương tiếp tục có phương án di dời người dân lên nơi an toàn".

8 người dân A Lưới mắc kẹt trong rừng.

ông Lê Văn Nghiếu, Chủ tịch UBND xã Trung Sơn, huyện A Lưới cho biết, do mưa lớn, nước suối dâng, chảy xiết nên trên địa bàn xã có 8 người dân đang mắc kẹt trong rừng.

Mưa lớn khiến một số tuyến đường ở A Lưới ngập cục bộ

Những người dân này đi làm trong rừng. Các lực lượng chức năng của địa phương đã liên lạc được với 4 trường hợp và được biết họ đã tìm được nơi trú ẩn và có mang theo lương thực để sử dụng.

Đến 17 giờ chiều 9/10, các lực lượng chức năng của huyện A Lưới và địa phương vẫn đang cố gắng tìm cách liên lạc với 4 trường hợp còn lại.

Thống kê từ Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện huyện A Lưới, đến chiều 9/10, mưa lũ đã khiến 1 nhà ở xã Trung Sơn bị sập hoàn toàn; 8 nhà bị tốc mái dưới 30%; 6 nhà bị sạt lở. Nhiều công trình thủy lợi hư hại, một số diện tích lúa, keo, chuối, sắn…bị thiệt hại.

Đến nay, các nhà tốc mái đã khắc phục xong. Các đoạn đường sạt lở đã thông tuyến. 

Hỗ trợ suất ăn cho bệnh nhân do mưa lụt

Hỗ trợ suất ăn tại giường cho bệnh nhân

Do tình hình mưa lụt phức tạp trong những ngày vừa qua, từ ngày 9/10, Trung tâm Y tế Phú Vang đã triển khai hoạt động hỗ trợ suất ăn cho các bệnh nhân đang điều trị nội trú tại bệnh viện. 

Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá, nhiều địa phương có địa hình thấp trũng, dễ bị chia cắt khi mưa lớn, nước dâng. Trong ngày, đã có 220 suất ăn được gửi đến bệnh nhân do địa bàn bị chia cắt, người nhà không thể bới cơm.

Trước tình hình mưa lụt phức tạp, Sở Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế trực thuộc chủ động triển khai các phương án hỗ trợ, chăm lo và bảo đảm an toàn cho người bệnh. Hoạt động hỗ trợ các suất ăn cho bệnh nhân sẽ được Trung tâm Y tế Phú Vang tiếp tục thực hiện cho hết đợt mưa lụt này.

 

Tin, ảnh: Hà Nguyên - Hải Huế - Hữu Phúc - Đồng Văn

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phong Điền: Hoàn thành chương trình xóa nhà tạm

Đó là một trong những thông tin quan trọng đưa ra tại hội nghị đánh giá kết quả hoạt động công tác Mặt trận năm 2024 và triển khai chương trình phối hợp thống nhất hành động năm 2025 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) thị xã Phong Điền tổ chức vào ngày 10/1.

Phong Điền Hoàn thành chương trình xóa nhà tạm
Đảm bảo di chuyển bằng máy bay an toàn

Năm 2024 đã thổi bùng lên lo ngại về việc di chuyển bằng máy bay, đặc biệt là trong những tuần gần đây, khi hơn 200 người đã thiệt mạng trong hai vụ tai nạn riêng biệt chỉ cách nhau vài ngày.

Đảm bảo di chuyển bằng máy bay an toàn
Phong Điền: Nhiều tuyến đường hư hỏng, xuống cấp

Do đầu tư xây dựng đã lâu cùng với những đợt mưa dồn dập gần đây, nhiều tuyến đường liên xã, phường và tỉnh lộ (TL) ở thị xã Phong Điền xuống cấp, hư hỏng nặng làm mất an toàn giao thông (ATGT) cho người, phương tiện lưu thông.

Phong Điền Nhiều tuyến đường hư hỏng, xuống cấp

TIN MỚI

Return to top