ClockThứ Sáu, 17/04/2020 10:01

Cơ cấu lại sản xuất sau dịch

TTH - Trong thực hiện nhiệm vụ kép vừa chống dịch vừa khôi phục sản xuất, có hai thông tin vừa mừng vừa lo được dư luận quan tâm, các doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ trong việc cơ cấu lại sản xuất sau dịch.

Giúp dân nghèo ổn định sản xuất sau thiên taiPhú Vang ổn định sản xuất sau sự cố môi trường biểnGóp phần chuyển đổi ngành nghề cho lao động

Trước tiên là thông tin UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có đề xuất với Thủ tướng tạm thời dừng tiếp nhận hàng hóa lên cửa khẩu Tân Thanh để xuất khẩu sang Trung Quốc trong 15 ngày, kể từ ngày 16/4. Bởi lượng xe hàng tồn ở cửa khẩu lên đến hàng nghìn xe, mất đến 20 ngày mới giải phóng hết.

Hiện nay, hàng hóa xuất khẩu qua Trung Quốc chủ yếu là hàng nông sản, hoa quả tươi nên càng nằm lâu ở cửa khẩu càng tốn kém chi phí bảo quản, lưu kho bãi, chất lượng hàng hóa giảm gây nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp. Chuyện ùn ứ nông sản ở cửa khẩu không phải xảy ra lần đầu và không phải các doanh nghiệp không biết điều này. Nhưng do quá lệ thuộc vào một thị trường và chưa thể xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường khác, do chưa đáp ứng được yêu cầu truy xuất nguồn gốc; quy trình bảo quản, kiểm dịch… Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao giá trị nông sản và thu nhập cho người nông dân.

Thông tin thứ hai, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho xuất khẩu khẩu trang y tế, trang phục phòng hộ, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch theo nguyên tắc bảo đảm đủ cho nhu cầu trong nước (gồm cả dự trữ) cho thấy, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong đợt dịch.

Khi  dịch COVID-19 mới bùng phát ở Việt Nam, khẩu trang y tế, trang phục phòng hộ là mặt hàng khan hiếm, và khi dịch lan rộng ra các nước thì nhu cầu mặt hàng này càng tăng vọt. Nắm bắt được cơ hội, không chỉ các doanh nghiệp chuyên sản xuất thiết bị y tế mà nhiều doanh nghiệp dệt may chuyển hướng sản xuất tham gia vào lĩnh vực này. Ngoài mặt hàng khẩu trang vải kháng khuẩn chống giọt bắn, một số doanh nghiệp đã nhanh chóng đầu tư thêm dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế, quần áo phòng hộ, và nhận được một số đơn hàng từ các nước châu Âu, Mỹ.

 Tuy nhiên, ở góc độ khác, trên thị trường đã xuất hiện tình trạng tồn đọng khẩu trang do nguồn cung vượt quá nhu cầu nội địa, nhưng doanh nghiệp không thể xuất khẩu được. Theo cảnh báo của Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và Liên minh châu Âu (EU), việc sản xuất đại trà khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế mà không theo tiêu chuẩn kỹ thuật nào thì rất có thể sẽ không xuất khẩu được vào EU và gây dư thừa, thiệt hại về kinh tế nếu không tiêu thụ được ở các thị trường khác.

Việc các doanh nghiệp Việt nhanh nhạy trong việc nắm bắt thời cơ, mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần trang bị kiến thức cần thiết, nhất là việc áp dụng quy trình quản lý, tiêu chuẩn kỹ thuật hàng hóa đáp ứng yêu cầu của các thị trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Biến thách thức thành cơ hội, mạnh dạn tái cấu trúc lại doanh nghiệp, tạo động lực cho phát triển là yêu cầu đặt ra không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ chung của chính phủ, các ngành, các địa phương để tái khởi động lại nền kinh tế ứng phó với dịch COVID-19.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khắc phục thủy lợi, ổn định sản xuất

Nhằm nâng cao hiệu quả canh tác và phát triển ngành nông nghiệp địa phương, thời gian qua, UBND huyện A Lưới thường xuyên phối hợp với Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình Thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) kiểm tra, rà soát và bố trí kinh phí để từng bước đầu tư nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi trên địa bàn.

Khắc phục thủy lợi, ổn định sản xuất
Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

Những ngày này, các doanh nghiệp vừa tập trung sản xuất để hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024, vừa tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống cho người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hầu hết các doanh nghiệp đều chủ động chuẩn bị hậu cần phục vụ người trực Tết; tổ chức trao quà Tết tặng cán bộ, công nhân viên; trợ cấp cho các gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ vé xe cho người lao động ở xa về nhà đón Tết.

Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

TIN MỚI

Return to top