ClockThứ Tư, 09/03/2022 10:26

Cầu thị lắng nghe, khẩn trương xem xét, sửa đổi những vấn đề người dân, doanh nghiệp góp ý

"Tôi có nhiều dịp gặp các doanh nghiệp trong và ngoài nước, họ vẫn còn kêu nhiều về thủ tục hành chính. Một trong những mục tiêu quan trọng của cải cách hành chính là chống tham nhũng, tiêu cực, kể cả tham nhũng vặt".

Chia sẻ kết quả khảo sát về ý kiến người dân đối với Cổng dịch vụ công trực tuyếnKhởi động Dự án hỗ trợ cải cách kỹ thuật thi tuyển công chức Việt NamPhê duyệt thành viên BCĐ cải cách hành chính của Chính phủNâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến để hỗ trợ người dân, doanh nghiệpHoàn thiện cơ chế quản lý công chức, viên chức dựa trên tiêu chuẩn, vị trí việc làmHương Thủy phải phát huy vai trò là trung tâm kinh tế động lực của tỉnhCông bố chỉ số cải cách hành chính năm 2020: Thừa Thiên Huế tăng 10 bậc, xếp thứ 3 toàn quốcDẫn đầu cải cách hành chínhBứt phá trong công tác cải cách hành chính ở Quảng Điền

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cải cách hành chính còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, thách thức, nên phải tiếp tục thúc đẩy công tác này để mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp. Ảnh VGP

Cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng, đột phá

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ nhấn mạnh điều này khi phát biểu khai mạc Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo, sáng 9/3.

Cùng tham dự cuộc họp có đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Trưởng Ban thường trực; đồng chí Trần Văn Sơn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Trưởng Ban; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương là thành viên Ban Chỉ đạo.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước đã xác định cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng, đột phá; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả, vì nhân dân phục vụ, vì sự phát triển của đất nước. Chúng ta phải tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả chủ trương này, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Năm 2021, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, chúng ta phải cùng lúc thực hiện các nhiệm vụ tồn đọng từ trước, các nhiệm vụ thường xuyên, các nhiệm vụ khác với nhiều năm như tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc, bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, kiện toàn bộ máy, nhân sự lãnh đạo các cấp, vừa phải giải quyết các vấn đề đột xuất, bất ngờ, nhất là đại dịch COVID-19 bùng phát trên cả nước.

Chúng ta vẫn hoàn thành nhiệm vụ năm 2021 một cách toàn diện, đạt kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Trong thành tựu chung, có đóng góp quan trọng của công tác cải cách hành chính, trong đó có hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho nhân dân, trên tinh thần vừa làm vừa rút kinh nghiệm, phát hiện các khó khăn, vướng mắc để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho tốt hơn.

Đẩy mạnh cải cách hành chính để mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp

Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm, cải cách hành chính còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, thách thức, nên phải tiếp tục thúc đẩy công tác này để mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp.

Phiên họp sẽ tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022, đánh giá tình hình tổ chức, hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công và Bộ phận Một cửa tại các bộ, ngành, địa phương, thảo luận, cho ý kiến về Dự thảo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính theo phương châm hành động của Chính phủ "Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển", Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận thẳng thắn, ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề; chỉ ra những mặt được, chưa được trong công tác cải cách hành chính trong thời gian qua; nguyên nhân của hạn chế, rút ra những bài học kinh nghiệm; đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực, biện pháp khắc phục trong thời gian tới.

Nhấn mạnh công tác cải cách hành chính phải lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, làm chủ thể, mục tiêu và là động lực, Thủ tướng yêu cầu những vấn đề mà người dân, doanh nghiệp quan tâm, góp ý thì phải cầu thị lắng nghe, nhanh chóng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. 

"Tôi có nhiều dịp gặp các doanh nghiệp trong và ngoài nước, họ vẫn còn kêu nhiều về thủ tục hành chính. Một trong những mục tiêu quan trọng của cải cách hành chính là chống tham nhũng, tiêu cực, kể cả tham nhũng vặt", Thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu các cơ quan cần phải tiếp tục suy nghĩ theo hướng đẩy mạnh cải cách, trước hết là đổi mới tư duy, phương pháp luận, cách làm.

Theo Cổng TTĐT Chính phủ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới

Cùng với việc chia tách quận ở thành phố Huế (cũ) khi toàn tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức trở thành thành phố Huế trực thuộc Trung ương, hai trung tâm y tế cũng có sự thay đổi tương ứng. Theo chủ trương chung, hoạt động khám, chữa bệnh cho người dân vẫn được đảm bảo.

Sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới
Lấy sức dân chăm lo cuộc sống người dân

Qua 5 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh (ĐTVM)” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tỉnh (nay là thành phố Huế) phát động, sự đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao, nhất là củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của chính quyền.

Lấy sức dân chăm lo cuộc sống người dân
Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động

Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố tiền thưởng Tết 2025, dựa trên những công bố của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, dự báo nền kinh tế phục hồi, kinh doanh khả quan, thưởng Tết năm nay nhìn chung khá hơn năm trước.

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động
Còn sức, còn lao động

250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm từ trồng lúa và nấm rơm, là thành quả từ tình yêu lao động và sự chăm chỉ mà vợ chồng ông Lê Duy Quát và bà Nguyễn Thị Vui (Phú Lương, Phú Vang) “gặt hái” bao năm qua.

Còn sức, còn lao động

TIN MỚI

Return to top