ClockThứ Năm, 24/02/2022 15:41

Chia sẻ kết quả khảo sát về ý kiến người dân đối với Cổng dịch vụ công trực tuyến

TTH.VN - Ngày 24/2, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh tổ chức hội thảo trực tuyến chia sẻ kết quả khảo sát về ý kiến người dân đối với Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.

Khởi động Dự án hỗ trợ cải cách kỹ thuật thi tuyển công chức Việt NamPhê duyệt thành viên BCĐ cải cách hành chính của Chính phủNâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến để hỗ trợ người dân, doanh nghiệpHoàn thiện cơ chế quản lý công chức, viên chức dựa trên tiêu chuẩn, vị trí việc làmHương Thủy phải phát huy vai trò là trung tâm kinh tế động lực của tỉnhCông bố chỉ số cải cách hành chính năm 2020: Thừa Thiên Huế tăng 10 bậc, xếp thứ 3 toàn quốcDẫn đầu cải cách hành chínhBứt phá trong công tác cải cách hành chính ở Quảng ĐiềnGiải quyết thủ tục hành chính đúng thời gian quy định

Tại hội thảo 

Phát biểu tại hội thảo, bà Diana Torres, Trưởng phòng Quản trị và Tham gia (Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc-UNDP) khẳng định, công tác cải cách hành chính (CCHC) và kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), cơ chế một cửa, một cửa liên thông, giải quyết TTHC trên môi trường điện tử thông qua các dịch vụ công trực tuyến là một trong những giải pháp đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Tại Thừa Thiên Huế, công tác giải quyết các TTHC trên môi trường điện tử thông qua các dịch vụ công trực tuyến của tỉnh có những tiến bộ đáng kể, góp phần hạn chế các hiện tượng tiêu cực trong quá trình tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính khi UBND tỉnh hoàn thành việc tái cấu trúc quy trình chuẩn hóa các dữ liệu cung cấp dịch vụ công trực tuyến, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ trực tuyến mức độ 4 trên cổng dịch vụ công quốc gia và cổng dịch vụ của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Trong bối cảnh tình hình đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, tác động lớn đến tình hình kinh tế - xã hội và đặt ra không ít khó khăn, thách thức cho tỉnh, yêu cầu về chuyển đổi số, đẩy mạnh việc thực hiện, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử thông qua các dịch vụ công trực tuyến càng được đặt ra cấp thiết.

Tại hội thảo, các đại biểu nhấn mạnh, Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) đo lường trải nghiệm, cảm nhận của người dân về hoạt động quản trị hành chính và cung ứng dịch vụ công của các cấp chính quyền địa phương nhiều năm qua đã cung cấp hệ thống chỉ báo khách quan, là tấm gương phản chiếu chất lượng quản trị địa phương và được tiếp nhận như một công cụ không chỉ đo lường mà còn tạo động lực để lãnh đạo các cấp tại địa phương ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý của mình, qua đó thúc đẩy bộ máy chính quyền chủ động, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Trên cơ sở phân tích các nội dung của Chỉ số PAPI, đặc biệt là nội dung về quản trị điện tử, cụ thể là quá trình giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy khai sinh, hộ khẩu, và bảo hiểm y tế cho trẻ sơ sinh, các đại biểu tham gia Hội thảo cùng làm rõ những vướng mắc, bất cập, hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân khiến người dân chưa tiếp cận với thủ tục hành chính công trực tuyến để tập trung tìm kiếm các giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình địa phương, góp phần tháo gỡ các rào cản và cải thiện mức độ tiếp cận của người dân đối với các loại dịch vụ công trực tuyến.

Tin, ảnh: Thái Bình

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tận dụng cơ hội & vượt qua thách thức

Đúng 20 ngày sau khi Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và 10 ngày trước khi lễ công bố được tổ chức, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (cũ) tổ chức Tọa đàm khoa học "Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của thành phố Huế trực thuộc Trung ương". Tôi nghĩ, đó là một việc làm cần thiết khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên của Việt Nam chọn con đường dựa vào nền tảng văn hóa, di sản để phát triển.

Tận dụng cơ hội  vượt qua thách thức
Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

TIN MỚI

Return to top