ClockThứ Ba, 25/10/2022 10:43
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV:

Cần làm rõ một số quy định trong Luật Phòng chống rửa tiền

TTH.VN - Trong khuôn khổ Chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, tại buổi thảo luận tại tổ 9 do Thừa Thiên Huế làm tổ trưởng, nhiều đại biểu đã góp ý về Nội quy kỳ họp và Luật Phòng chống rửa tiền. Ngoài Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh, tổ 9 còn có sự tham gia của các đoàn: Hà Nam, Phú Thọ, Lạng Sơn.

Quy định rõ cơ chế tự chủ tài chính của bệnh viện công lậpTháo gỡ những điểm nghẽn, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư côngNgày 22/10, Quốc hội thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộiNgày 21/10: Quốc hội bầu Tổng Kiểm toán Nhà nước, phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu (bên phải) tham gia thảo luận tại tổ. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

Đối với nội quy kỳ họp, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu cho rằng, các cuộc họp cần áp dụng nhiều hơn nữa hình thức trực tuyến để hạn chế đi lại, tiết kiệm thời gian cho ĐBQH, đặc biệt là các ĐBQH kiêm nhiệm nhiều chức danh. Ngoài ra, hình thức họp trực tuyến sẽ phát huy được vai trò của các đại biểu chuyên trách. Hình thức này cũng tạo điều kiện để các đại biểu có thể tham gia nhiều hơn những ý kiến. “Qua theo dõi, tại nhiều địa phương, hình thức họp trực tuyến rất nghiêm túc. Thực tế cho thấy, các đợt dịch COVID-19 vừa qua, hình thức họp trực tuyến đã phát huy vai trò”, đại biểu Lê Trường Lưu nhấn mạnh.

Cũng về nội quy kỳ họp, đại biểu Nguyễn Hải Nam (thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh) đề nghị giữ nguyên quy định thời gian gửi tài liệu cho ĐBQH. Riêng việc phát biểu ý kiến, mỗi tỉnh nên cử 1 đại diện phát biểu sau khi tập trung các ý kiến của các đại biểu khác. Còn đại biểu Lê Hoài Trung (thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh) đề nghị ban soạn thảo xem xét, khi có tình huống phức tạp thì cân nhắc việc tuyên truyền, thông tin các nội dụng của kỳ họp, kể cả vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn của ĐBQH.

Liên quan đến Luật Phòng chống rửa tiền, đại biểu Lê Trường Lưu cho rằng, hiện nay, công nghệ thông tin đã phát triển nên việc kiểm tra dữ liệu rất dễ dàng. Do vậy, khái niệm giao dịch đáng ngờ cần có những quy định rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, các giao dịch bằng tiền mặt hiện rất lớn, nhất là các giao dịch bất động sản. Các giao dịch này rất khó kiểm soát được vấn đề rửa tiền, vì vậy đại biểu đề nghị, để phòng chống rửa tiền cần các giải pháp đồng bộ.                                  

Đại biểu Lê Trường Lưu cũng cho rằng, luật cần có những quy định rõ hơn để bảo vệ lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Bởi liên quan với vấn đề này là tình trạng lạm quyền trong việc xử lý và thông tin.

Đại biểu Nguyễn Hải Nam nêu ý kiến tại buổi thảo luận. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

Theo đại biểu Nguyễn Hải Nam, Luật phòng chống rửa tiền cần phải sửa đổi để phù hợp với thực tế hiện nay. Theo đó, cần làm rõ các quy định tại Điều 4, Khoản 3.

Ông Nam cho rằng, dù luật đã mở rộng đối tượng, song cần có những giải pháp để tuyên truyền, phổ biến rộng rãi.

Đồng quan điểm với đại biểu Lê Trường Lưu, đại biểu Nguyễn Hải Nam cũng đề nghị làm rõ khái niệm giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là giá trị của các giao dịch. Nếu giá giao dịch giữa các bên không phù hợp với giá thị trường thì nên cân nhắc.

Trong những quy định của Luật Phòng chống rửa tiền, trách nhiệm lớn thuộc về phía Ngân hàng Nhà nước, nhưng hoạt động thanh tra, giám sát, phòng chống rửa tiền cũng có trách nhiệm của Cục phòng chống rửa tiền. Do vậy, đại biểu Nguyễn Hải Nam đề nghị cần xem xét toàn diện vấn đề này.

Thọ Linh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp chuyên đề lần thứ 21, HĐND thành phố khoá VIII, nhiệm kỳ 2021-2026:
Thông qua nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư công, nông nghiệp, y tế

Nhiều nghị quyết (NQ) liên quan đến các lĩnh vực đầu tư công, nông nghiệp, y tế… đã được HĐND thành phố thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 21, HĐND thành phố khoá VIII, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra chiều 7/1.

Thông qua nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư công, nông nghiệp, y tế
Phú Lộc, A Lưới:
Kỳ họp thứ 9 của HĐND huyện quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng

Sáng 17/12, huyện Phú Lộc khai mạc kỳ họp thứ 9, HĐND huyện khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH), quốc phòng - an ninh (QP-AN) năm 2024 và nhiệm vụ, giải pháp để phát triển KT-XH năm 2025; đồng thời, xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND huyện.

Kỳ họp thứ 9 của HĐND huyện quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng

TIN MỚI

Return to top