ClockThứ Hai, 22/04/2024 16:59

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

TTH.VN - Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèoGiảm nghèo bền vững từ Chương trình mục tiêu Quốc giaTập trung chăm lo đời sống cho người dânA Lưới đầu tư phát triển du lịch

Ông Nguyễn Thanh Bình phát biểu tại dịp giám sát chương trình giảm nghèo tại A Lưới vào ngày 22/4

Đạt và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng

Huyện A Lưới là 1 trong 74 huyện nghèo toàn quốc giai đoạn 2021-2025 và là 1 trong 22 huyện nghèo toàn quốc được ưu tiên đầu tư, hỗ trợ để thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025.

Từ khi được Chính phủ phê duyệt vào danh sách huyện nghèo giai đoạn 2021-2025, huyện A Lưới tập trung mọi nguồn lực để đầu tư hiệu quả trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội (KT-XH), nhất là vấn đề an sinh xã hội giúp người dân có việc làm, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo.

Tổng nguồn vốn thực hiện đầu tư phát triển đến thời điểm 15/4/2024 là 245.554 triệu đồng. Trong đó, năm 2022 là 93.115 triệu đồng; năm 2023 là 95.346 triệu đồng và năm 2024 là 57.093 triệu đồng. Luỹ kế giải ngân đến thời điểm 15/4/2024 là: 144.249/245.554 triệu đồng, đạt 58,74%. Tổng vốn sự nghiệp được phân bổ để thực hiện 7 Dự án (DA) trong Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững (gọi tắt Chương trình) là 211.114 triệu đồng và luỹ kế giải ngân đến thời điểm 15/4/2023 là 78.054/211.114 triệu đồng, đạt 36,97%.

Qua thực hiện giảm nghèo năm 2022 và 2023, hộ nghèo giảm còn 3.485 hộ, chiếm 24,3%, giảm 25,68% trong 2 năm, tương ứng vượt chỉ tiêu 6,01%. Tỷ lệ hộ cận nghèo là 15,58%. Tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo là 39,88% đưa A Lưới thoát khỏi tình trạng huyện nghèo. Năm 2024, huyện phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 15,9% và năm 2025 giảm còn 1.784 hộ, tỷ lệ còn 12,1%.

Tuy đạt kết quả tốt, nhưng theo Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Mạnh Hùng, tiến độ giải ngân các nguồn vốn trên địa bàn huyện vẫn còn thấp so với kế hoạch. Một số thành viên Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình chưa chỉ đạo quyết liệt, chưa chủ động đề xuất kịp thời những giải pháp để triển khai, thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.

Huyện A Lưới kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương rà soát hệ thống các thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình để tích hợp, tinh gọn theo hướng đồng bộ, thống nhất, dễ hiểu giúp cơ sở thuận lợi trong việc nghiên cứu, triển khai thực hiện. Giảm dần các chính sách hỗ trợ trực tiếp mang tính trợ cấp, tăng các chính sách hỗ trợ gián tiếp, chính sách hỗ trợ hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo về y tế, giáo dục…

Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh (giữa) và lãnh đạo tỉnh kiểm tra các DA giảm nghèo tại A Lưới

Đời sống người dân ngày càng tốt lên

Đánh giá của Đoàn giám sát, cách làm của A Lưới trong công tác giảm nghèo có nhiều đổi mới, thực chất, hiệu quả. Tỷ lệ giảm nghèo trong các năm qua đạt kết quả rất ấn tượng.

Qua xem xét, Đoàn giám sát nhận thấy huyện A Lưới đủ điều kiện thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Tuy nhiên, Đoàn giám sát còn băn khoăn đến 2 tiêu chí. Tiêu chí thứ nhất là đảm bảo "trình độ phát triển KT-XH của các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện" có tỷ lệ xã đặc biệt khó khăn còn cao (66,7%), nên cần giảm xuống khoảng 50% là đạt. Tiêu chí thứ 2 là "Tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều cuối năm 2023 là 39,88%. Tỷ lệ này dưới mức điểm thấp nhất của hệ thống chỉ tiêu xác định, chấm điểm đối với tiêu chí này, nên cần tăng số hộ giảm nghèo và xã thoát nghèo trong thời gian tới.

Đoàn lãnh đạo Bộ LĐTB&XH giám sát một số DA trọng điểm giảm nghèo tại A Lưới vào ngày 22/4 

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho rằng, thời gian này, địa phương tập trung đẩy mạnh công tác giải ngân, phân bổ vốn, đảm bảo hoàn thành cơ bản trong năm 2024. Việc giải ngân phải được "áp" vào kế hoạch thực hiện của địa phương. Thời gian qua, việc giải ngân vốn một số DA còn thấp, nhất là đối với DA hỗ trợ sinh kế. Lý do việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật đối với các mô hình sinh kế cộng đồng cấp có thẩm quyền chưa kịp thời. Cuối năm 2023, tỉnh đã ban hành định mức kinh tế kỹ thuật, nên trong năm 2024 các địa phương thuận lợi tập trung, đẩy mạnh thực hiện các DA hỗ trợ.

Ông Nguyễn Thanh Bình bày tỏ, hiện tỉnh đang đặc biệt quan tâm để đưa huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia trong năm 2024. Đây cũng là quyết tâm của tỉnh nhằm đảm bảo mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương trong năm 2025.

Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh đánh giá cao kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của huyện A Lưới. Thứ trưởng Lê Văn Thanh nhấn mạnh, bất kể trong hoàn cảnh nào, mục tiêu cuối cùng là phải đảm bảo đời sống người dân được nâng lên. Thoát nghèo nhưng phải đảm bảo đời sống người dân tốt hơn và xem đây là thước đo giảm nghèo bền vững. Để thực hiện yêu cầu này, các cấp ngành địa phương cần tạo điều kiện để người dân có thu nhập ổn định, phát triển sản xuất và đầu ra đảm bảo. Vì thế, chính quyền địa phương cùng các ngành cần tập trung vào phát triển sản xuất, các mô hình sinh kế bền vững, lâu dài, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân. Việc giải ngân vốn đầu tư thực hiện các DA, tiểu DA cần thực hiện rốt ráo, đảm bảo cuối tháng 6/2024 cần giải ngân đạt 100% nguồn vốn của năm 2022 và 2023.

Đoàn lãnh đạo LĐTB&XH đến thăm, kiểm tra công trình giao thông liên xã Quảng Nhâm - Sơn Thủy - A Ngo

Trước buổi làm việc, Đoàn giám sát đã đi kiểm tra các công trình hạ tầng hỗ trợ thoát khỏi huyện nghèo, như: Công trình khu nhà văn hóa cộng đồng của các dân tộc đầu tư tại xã Phú Vinh; đường liên xã thị trấn A Lưới- Quảng Nhâm; công trình giao thông liên xã Quảng Nhâm - Sơn Thủy - A Ngo; kè chống sạt lở trên sông Tà Rình, đoạn Hồng Kim, Hồng Bắc. Đoàn cũng đi thăm mô hình hỗ trợ sinh kế (hỗ trợ bò) và gia đình được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn huyện.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững

Ecoba không chỉ là một cái tên, mà là dấu ấn của một cuộc cách mạng xanh trong ngành xây dựng. Được thành lập từ năm 2010, công ty đã vươn mình trở thành người tiên phong trong việc phát triển các giải pháp bền vững, kết hợp công nghệ tiên tiến với sự thấu hiểu sâu sắc về môi trường. Công ty chính là lời giải cho bài toán hiện đại hóa mà không đánh đổi thiên nhiên – một sứ mệnh khởi nguồn từ tầm nhìn vượt thời gian.

Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững
Để “Thịt bò vàng A Lưới” vươn xa

Trên địa bàn huyện A Lưới hiện có 109 hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) sản phẩm từ thịt bò và chăn nuôi bò được Hội Nông dân (HND) huyện cấp quyết định sử dụng nhãn hiệu “Thịt bò vàng A Lưới”.

Để “Thịt bò vàng A Lưới” vươn xa

TIN MỚI

Return to top