ClockThứ Ba, 05/03/2024 06:22

Giảm nghèo bền vững từ Chương trình mục tiêu Quốc gia

TTH - A Lưới tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, có hiệu quả các nguồn vốn từ 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG). Huy động các nguồn lực để đẩy mạnh tiến độ xóa nhà tạm, phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống dưới 12,01%.

Triển khai thực hiện đồng bộ các Chương trình mục tiêu Quốc giaNhiều việc làm giúp dân tại xã biên giới

 A Lưới tập trung nguồn lực xóa nhà tạm cho các hộ nghèo trên địa bàn

Theo UBND huyện A Lưới, một số dự án (DA), chương trình trọng điểm về hạ tầng giao thông, thủy lợi, du lịch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của huyện được quan tâm đầu tư từ nguồn vốn CTMTQG và các nguồn khác trong thời gian qua, có thể kể đến như nâng cấp tuyến đường Khe Bùn từ xã Hồng Kim đến xã Hồng Thượng, đạt 55% khối lượng thi công; kè sông Tà Rình, đoạn Quảng Nhâm, Hồng Kim, Hồng Bắc, đạt 95%; đường giao thông liên xã từ xã Phú Vinh đi xã Hồng Thượng, đạt 90%; nâng cấp, sửa chữa tuyến đường Nơ Trang Lơng, đạt 60%; nâng cấp, sửa chữa tuyến đường Konh Hư (giai đoạn 2), đạt 20% và DA quy hoạch sắp xếp bố trí ổn định dân cư xã Quảng Nhâm đang trình điều chỉnh quy mô, vị trí DA.

Tổng nguồn lực thực hiện 3 CTMTQG (giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới; phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi) giai đoạn 2021-2025 của A Lưới hơn 846 tỷ đồng (ngân sách Trung ương hơn 686 tỷ đồng, ngân sách địa phương đối ứng hơn 160 tỷ đồng). Thời gian qua, huyện A Lưới đã tập trung huy động các nguồn lực và thực hiện lồng ghép 3 chương trình để thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, A Lưới nằm trong 74 huyện nghèo Quốc gia theo Quyết định số 353/QĐ-TTg, ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Qua rà soát cuối năm 2021, toàn huyện có 7.022 hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều, chiếm tỷ lệ 49,98%; có 2.185 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 15,55%. Trong đó, hộ nghèo là người dân DTTS 6.556 hộ, chiếm tỷ lệ 93,53%; hộ cận nghèo là người dân tộc thiểu số 1.875 hộ, chiếm tỷ lệ 87,56%.

Có 11 xã có tỷ lệ nghèo trên 60%; có 3 xã từ 35- 60%; có 4 xã từ 10 -30%; có 1 xã dưới 5%. Tổng nguồn lực thực hiện 3 CTMTQG giai đoạn 2021-2025 là hơn 846 tỷ đồng, kết quả giải ngân đến cuối năm 2023 đối với vốn đầu tư phát triển là hơn 162/340 tỷ đồng, đạt 48% kế hoạch. Vốn giao năm 2023 là hơn 62/199 tỷ đồng đạt 31,5%. Đối với vốn sự nghiệp cuối năm 2023, lũy kế giải ngân hơn 67/213 tỷ đồng, đạt 31% vốn UBND tỉnh giao và đạt 51,58% vốn UBND huyện đã phân khai.

Cuối năm 2023 toàn huyện có 3.959 hộ cần hỗ trợ về nhà ở (trong đó, CTMTQG giảm nghèo bền vững 2.184 hộ; CTMTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi 1.775 hộ). Trong 2 năm (2022-2023), tổng số nhà ở được hỗ trợ cả 2 chương trình là 2.407/3.959 nhà, đạt 65,85%.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá, thời gian qua, công tác giảm nghèo được Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững huyện A Lưới triển khai thực hiện quyết liệt. A Lưới thực hiện tốt việc huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả nguồn lực từ 3 CTMTQG, đảm bảo đúng nguyên tắc, công khai, minh bạch, tập trung theo thứ tự ưu tiên, tránh tình trạng đầu tư dàn trải. Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác giảm nghèo. Sử dụng hiệu quả nguồn lực từ các CTMTQG gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Huyện xác định giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của cả hệ thống chính trị từ nay đến năm 2025. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống dưới 12,01%.

Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp có hiệu quả các nguồn vốn từ 3 CTMTQG. Kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Quan tâm giúp đỡ hộ nghèo tại 15 xã, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 25%.

Mặt trận các tổ chức CT-XH đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bà con nhân dân, nhất là các hộ nghèo về ý thức tự vươn lên thoát nghèo không trông chờ ỷ lại từ Nhà nước. Phát động có hiệu quả phong trào: Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo; giám sát, phản biện đối với công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Mới đây, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi khảo sát thực tế các điểm triển khai thực hiện các dự án và làm việc với huyện A Lưới về kết quả thực hiện các CTMTQG giảm nghèo bền vững và phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Theo đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị huyện A Lưới cần có sự quyết liệt trong chỉ đạo triển khai thực hiện các CTMTQG. Các sở, ban ngành, cơ quan, đơn vị cần có sự phối hợp, hướng dẫn huyện trong xây dựng chi tiết kế hoạch giải ngân các nguồn vốn thực hiện các CTMTQG, có phụ lục kèm theo để triển khai thực hiện. Cần tập trung hoàn thiện hạ tầng, kỹ thuật để triển khai các DA đã được phê duyệt phục vụ sản xuất và hỗ trợ sinh kế cho người dân.

Thời gian tới, huyện A Lưới cần tập trung các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn thực hiện các CTMTQG trong năm. Xác định giảm nghèo bền vững là mục tiêu quan trọng, bám sát thực trạng, nhất là các tiêu chí, tiêu chuẩn về giảm nghèo bền vững để triển khai thực hiện một cách đồng bộ. Chú trọng đến đào tạo nghề giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và xóa nhà tạm cho hộ nghèo.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững

Ecoba không chỉ là một cái tên, mà là dấu ấn của một cuộc cách mạng xanh trong ngành xây dựng. Được thành lập từ năm 2010, công ty đã vươn mình trở thành người tiên phong trong việc phát triển các giải pháp bền vững, kết hợp công nghệ tiên tiến với sự thấu hiểu sâu sắc về môi trường. Công ty chính là lời giải cho bài toán hiện đại hóa mà không đánh đổi thiên nhiên – một sứ mệnh khởi nguồn từ tầm nhìn vượt thời gian.

Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững
Để “Thịt bò vàng A Lưới” vươn xa

Trên địa bàn huyện A Lưới hiện có 109 hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) sản phẩm từ thịt bò và chăn nuôi bò được Hội Nông dân (HND) huyện cấp quyết định sử dụng nhãn hiệu “Thịt bò vàng A Lưới”.

Để “Thịt bò vàng A Lưới” vươn xa

TIN MỚI

Return to top