ClockChủ Nhật, 07/01/2024 07:57

Tạo nền tảng để bứt phá trong năm 2024

Năm 2023, tỉnh đã đạt được nhiều kết quả rất đáng ghi nhận. Dù vậy, để tạo bứt phá trong năm 2024, nhiều giải pháp cần được đặt ra. Xung quanh vấn đề này, Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Tự tin và mạnh mẽ hơn để phát huy tối đa sức mạnh của nền văn hóa Việt Nam Tăng tốc để xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ươngThành phố di sản & đặc thù dành cho HuếTạo thế và lực khi lên thành phố trực thuộc Trung ương

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương 

Thưa ông, 13/14 chỉ tiêu được tỉnh hoàn thành trong năm 2023, trong những kết quả đó, ông hài lòng nhất điều gì?

Tôi cho rằng, điểm sáng lớn nhất năm 2023 là công tác giải ngân vốn đầu tư công. Tỉnh thuộc nhóm có tỷ lệ giải ngân cao của toàn quốc theo số liệu công khai giải ngân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Để đạt được kết quả đó, ngay từ cuối năm 2022, tỉnh đã tổ chức giao sớm kế hoạch đầu tư công năm 2023 tạo điều kiện thuận lợi để triển khai kế hoạch ngay từ đầu năm 2023. Ban hành chỉ thị về thực hiện đầu tư công năm 2023, nhiều văn bản chỉ đạo điều hành công tác thực hiện giải ngân, chỉ đạo các chủ đầu tư đăng ký, xây dựng kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công. Đồng thời, UBND tỉnh cũng tiếp tục phát huy hoạt động của 4 tổ công tác do Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng, giám đốc các sở là thành viên để hướng dẫn, tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Các sở, ngành chuyên môn của tỉnh cũng đã đẩy nhanh công tác thẩm định, phê duyệt dự án, rút ngắn thời gian thẩm định dự án, thẩm định thiết kế kỹ thuật còn 2/3 thời gian theo quy định, tạo điều kiện tối đa giải quyết thủ tục cho các chủ đầu tư và tăng cường công tác hậu kiểm trong giải ngân vốn đầu tư công.

 Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 được phê duyệt sẽ tạo ra không gian phát triển mới cho đô thị Huế. Ảnh: N.H

Tốc độ tăng trưởng năm 2023 chưa đạt như kỳ vọng cho thấy tỉnh vẫn phải đối mặt nhiều khó khăn. Ông chia sẻ như thế nào về vấn đề này?

Năm 2023, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, kinh tế - xã hội tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức; tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về khả năng tiếp cận nguồn vốn vay, thị trường xuất khẩu và đơn hàng sụt giảm; nhiều dự án đầu tư, dự án bất động sản bị đình trệ, chậm triển khai; một số dự án sản xuất tạo động lực mới cho ngành công nghiệp chậm đưa vào hoạt động,… hơn nữa, tình hình thời tiết tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn đang trong quá trình phục hồi sau đại dịch COVID-19… đã ảnh hưởng đến tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương.

 Năm 2024, tỉnh sẽ tăng cường hỗ trợ để các doanh nghiệp phát triển

Ngoài ra, trăn trở lớn nhất và bài toán đặt ra cho riêng Huế là đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội đồng thời với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử độc đáo mang tầm quốc gia và quốc tế. Việc phát triển trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng văn hóa và bảo tồn di tích, di sản Cố đô là một mô hình mới tại Việt Nam. Do đó, trong quá trình triển khai cũng còn gặp nhiều khó khăn.

Đến bây giờ, các đề án, quy hoạch quan trọng đã hoàn thành, đặc biệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bước tiếp theo là gì, thưa ông?

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các đồ án, quy hoạch, đặc biệt là Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, UBND tỉnh sẽ tập trung xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện để hiện thực hóa được mục tiêu và tầm nhìn quy hoạch, trong đó, tỉnh sẽ tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, phát triển doanh nghiệp. Xây dựng và triển khai các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; tổ chức triển khai Quy hoạch tỉnh tạo tính sẵn sàng cho việc kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư, bảo đảm triển khai được ngay khi có nhà đầu tư. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong các lĩnh vực: đầu tư, đất đai, xây dựng... Thực hiện các giải pháp duy trì và nâng cao xếp hạng các chỉ số PCI, PAPI, PAR Index, DTI.

Ông vừa nhắc đến các chỉ số như, PCI, PAPI, PAR Index, DTI, điều mà Thừa Thiên Huế đang dần nổi bật. Vậy làm thế nào để duy trì, lan tỏa kết quả đã đạt được?

Để tiếp tục duy trì, nâng cao cũng như lan tỏa các kết quả đạt được, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 232/KH-UBND ngày 19/6/2023 về việc nâng hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2023 và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ban ngành, địa phương trong việc đề ra các giải pháp và triển thực hiện. Tập trung xây dựng chính quyền điện tử với các sáng kiến trong phát triển đô thị thông minh, hướng các hoạt động quản lý và điều hành địa phương trở nên phù hợp và thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; thực hiện quy trình nội bộ giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; khai thác Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC). Ban hành các chính sách tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ các rào cản, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh tiếp tục có những giải pháp chuyển đổi mạnh mẽ hơn nữa từ tư duy quản lý sang phục vụ, coi doanh nghiệp là đối tác và khách hàng của cán bộ, công chức các cấp. Sự hài lòng của doanh nghiệp thực sự trở thành thước đo chuẩn mực đối với chất lượng phục vụ của cơ quan công quyền. Ưu tiên trong giải quyết các công việc liên quan đến doanh nghiệp. Thường xuyên thực hiện các công tác đối thoại, tiếp xúc doanh nghiệp hàng tuần thông qua hình thức trực tiếp lẫn trực tuyến nhằm kịp thời tháo gỡ và giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp,...

Trong năm 2024, với mục tiêu xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, giải pháp bứt phá sẽ là gì, thưa ông?

Tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện 6 chương trình trọng điểm, gồm: Chương trình phát triển đô thị (bao gồm chương trình di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 Kinh thành Huế); Chương trình phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và phát triển công nghiệp; Chương trình phát triển văn hóa, du lịch - dịch vụ; Chương trình cải cách hành chính gắn với phát triển chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh; Chương trình phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đây là các chương trình bao quát hầu hết các ngành, lĩnh vực, được xác định là các chương trình đột phá, tạo nền tảng và động lực quan trọng để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54.

Ngoài ra, các nhóm giải pháp được tỉnh tập trung đó là: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các đề án, quy hoạch quan trọng, đặc biệt là Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế. Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển đô thị. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; phát triển doanh nghiệp. Tập trung chỉ đạo quyết liệt, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, phân bổ, bảo đảm cân đối thu, chi ngân sách nhà nước. Phát triển văn hóa, xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Bảo đảm quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; bảo vệ tài nguyên, môi trường và phòng, tránh thiên tai, biến đổi khí hậu. Nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp; xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; xây dựng chính quyền điện tử phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Lê Thọ (Thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thành phố “thay áo” mới

2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo NQ 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Vì vậy, thành phố Huế tập trung các nguồn lực, chỉ đạo thực hiện các dự án (DA) trọng điểm về phát triển, mở rộng không gian đô thị, nhằm tạo tính kết nối giữa hai quận Bắc và Nam thành phố.

Thành phố “thay áo” mới
Trách nhiệm và tâm huyết

Ngày 1/1/2025, vùng đất Cố đô đánh dấu một mốc son lịch sử mới khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Vinh dự và tự hào là cảm xúc chung của cả hệ thống chính trị và người dân thành phố Huế trực thuộc Trung ương; cùng với đó là tinh thần nỗ lực, phấn đấu hơn nữa để xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Trách nhiệm và tâm huyết

TIN MỚI

Return to top