ClockThứ Hai, 01/01/2024 07:00

Tạo thế và lực khi lên thành phố trực thuộc Trung ương

TTH - Năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Thừa Thiên Huế đạt trên 7%, dù chưa như kỳ vọng song đã thể hiện sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, chính quyền tỉnh, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh khó khăn chung...

Đẩy nhanh tiến trình đưa Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ươngSớm hiện thực hóa mục tiêu đưa cả tỉnh thành thành phố trực thuộc Trung ương​

 Một góc Khu Công nghiệp Phong Điền

Năm 2023, có 13/14 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra. GRDP đạt 7,03%, dù xếp thứ 28/63 tỉnh, thành; 9/14 tỉnh, thành vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ; cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước; song vẫn thấp so với kịch bản đề ra (9 - 10%). Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng. Các động lực chính của nền kinh tế cơ bản ổn định; trong đó, kết quả giải ngân vốn đầu tư công dự kiến đạt 96%...

Bức tranh kinh tế tỉnh nhà có nhiều “gam màu sáng” không thể không ghi nhận sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, chính quyền tỉnh cũng nhận ra những “gam màu tối” mà nguyên nhân chính đến từ cả khách quan lẫn chủ quan.

Xét trên nhiều bình diện, nguyên nhân khách quan dẫn đến sự sụt giảm của nền kinh tế là thế giới biến động, hậu quả COVID-19 kéo dài, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, doanh nghiệp thiếu hụt đơn hàng, tín dụng thắt chặt, bất động sản “đóng băng”. Dòng vốn đầu tư toàn cầu phục hồi chậm, ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư của địa phương.

Sức mua của người tiêu dùng ở Siêu thị GO! năm 2023 vẫn ổn định, thậm chí tăng 

Nguyên nhân chủ quan, không loại trừ cả việc chính quyền, cơ quan quản lý chưa thể dự báo hay lường hết được những khó khăn, thách thức của nền kinh tế. Ngoài ra, việc quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng, đầu tư, giá đất, khoáng sản... còn bất cập đã ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế địa phương. Thiếu cơ chế đôn đốc, kiểm tra, giám sát hiệu quả, chưa kịp thời trong việc theo dõi, nắm bắt, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, dù chính quyền tỉnh đã thành lập 4 tổ công tác đặc biệt.

Một hạn chế không kém phần quan trọng khiến việc điều hành kinh tế địa phương chưa phát triển như ý muốn. Đó là tính chủ động, năng lực cụ thể hóa, thực thi trách nhiệm của các ngành, địa phương hay từng “công bộc” chưa thực sự hiệu quả, chưa theo kịp sự đòi hỏi hay yêu cầu của thực tế... Nói vậy để chúng ta không tự mãn mà phải nỗ lực nhiều hơn trong năm mới và những năm tiếp theo.

Đi sâu phân tích dữ liệu cho thấy, thu ngân sách nhà nước đạt chỉ tiêu pháp lệnh giao, nhưng giảm so với cùng kỳ, không đạt so với chỉ tiêu phấn đấu; đặc biệt thu ngân sách từ nguồn đấu giá sử dụng đất, cho thuê đất đạt tỷ lệ thấp. Có ý kiến cho rằng, chúng ta còn phụ thuộc quá nhiều về nguồn thu không bền vững này vì về lâu dài, đất không thể “phát sinh”; trong khi nhiệm vụ thu tiền sử dụng đất đặt ra trong năm 2024 khoảng 3.100.000 tỷ đồng.

Muốn vậy, các ngành tài chính, thuế phải có giải pháp cụ thể xây dựng kế hoạch thu tiền sử dụng đất từ sớm, từ xa; đồng thời, khai thác tối đa các nguồn thu còn dư địa, chống thất thu trong các lĩnh vực xây dựng nhà ở tư nhân, thương mại điện tử, tài nguyên khoáng sản, đất đai… Cùng với đó là các giải pháp nuôi dưỡng nguồn thu bền vững; đồng thời triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên; siết chặt kỷ cương tài chính nhằm đảm bảo cân đối ngân sách.

Lĩnh vực mà lâu nay thường đặt lên bàn nghị sự, đó là thời gian lưu trú và mức chi tiêu của khách du lịch còn thấp. Chất lượng dịch vụ, nhất là các dịch vụ cao cấp, cơ sở lưu trú đạt chuẩn 4-5 sao còn thiếu. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Các DA du lịch, nghỉ dưỡng trên địa bàn tỉnh bị ngưng trệ, chậm triển khai so với kế hoạch. Ngành du lịch cần nhanh chóng xây dựng các giải pháp phục hồi phát triển ngành kinh tế mũi nhọn này, xúc tiến các đường bay nội địa, quốc tế đi và đến Cảng hàng không quốc tế Phú Bài, khai thác du lịch tàu biển đến cảng Chân Mây.

Năm 2024, Thừa Thiên Huế tiếp tục cải cách hành chính, dù chỉ số PCI, PAPI, Par-Index của tỉnh tăng bậc, tuy nhiên còn nhiều chỉ số thành phần quan trọng của chúng ta giảm bậc, giảm điểm hoặc chưa đạt như kỳ vọng. Việc duy trì các chỉ số trong lĩnh vực này vẫn là thách thức trong thời gian tới. Nếu chúng ta tiếp tục làm tốt, sẽ cải thiện được môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn tín dụng trong bối cảnh nền kinh tế khó lường.

Tỉnh đã thành lập 4 tổ công tác đặc biệt từ năm 2022, đứng đầu là Chủ tịch UBND tỉnh. Phát huy hiệu quả của 4 tổ công tác này trong thời gian qua, người đứng đầu chính quyền tỉnh tiếp tục phân cấp phân quyền đối với các “nhạc trưởng” trên các lĩnh vực, phát huy tinh thần mạnh mẽ, tự  chịu trách nhiệm, hy vọng sẽ tạo đà cho những năm tiếp theo.

2024 là năm bứt phá quyết định thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025); đặc biệt hoàn thành mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Để tạo thế và lực mới, theo Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương, trọng tâm cốt lõi là tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các đề án, quy hoạch quan trọng, đặc biệt là đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Cùng với đó, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế. Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển đô thị. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; phát triển doanh nghiệp. Đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, phân bổ, bảo đảm cân đối thu, chi ngân sách nhà nước…

Bài, ảnh: BẠCH QUANG
ĐÁNH GIÁ
3
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thành phố “thay áo” mới

2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo NQ 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Vì vậy, thành phố Huế tập trung các nguồn lực, chỉ đạo thực hiện các dự án (DA) trọng điểm về phát triển, mở rộng không gian đô thị, nhằm tạo tính kết nối giữa hai quận Bắc và Nam thành phố.

Thành phố “thay áo” mới
Trách nhiệm và tâm huyết

Ngày 1/1/2025, vùng đất Cố đô đánh dấu một mốc son lịch sử mới khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Vinh dự và tự hào là cảm xúc chung của cả hệ thống chính trị và người dân thành phố Huế trực thuộc Trung ương; cùng với đó là tinh thần nỗ lực, phấn đấu hơn nữa để xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Trách nhiệm và tâm huyết
Bước đệm cho thành phố trực thuộc Trung ương

Với mục tiêu từng bước hoàn thiện hạ tầng, tạo bước đệm cho thành phố trực thuộc Trung ương, TP. Huế đã và đang triển khai nhiều dự án (DA) quy mô lớn, đồng thời đẩy nhanh tiến độ các công trình kịp hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2025.

Bước đệm cho thành phố trực thuộc Trung ương
Hiện thực hóa quy hoạch thành phố trực thuộc Trung ương

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được phê duyệt và công bố rộng rãi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là tiền đề, điều kiện hàng đầu để tổ chức triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ và hiệu quả.

Hiện thực hóa quy hoạch thành phố trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top