ClockThứ Bảy, 09/05/2015 10:30

Rau quả chùa Đức Sơn

TTH - Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày của các em nhỏ, chùa Đức Sơn (Thủy Bằng – Hương Thủy) đã xây dựng mô hình vườn rau quả không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong trồng trọt.

Ngoài mục đích an toàn trong ăn uống, chùa Đức Sơn tránh sử dụng phân thuốc độc hại nhằm bảo vệ môi trường

Ni sư Thích Nữ Minh Tú, trụ trì chùa Đức Sơn phấn khởi kể, chùa vừa thu hoạch 500 bao nấm trắng được khoảng hơn 1 tạ. Ngoài ra, mỗi sớm hằng ngày, những sư cô ở chùa cùng các em nhỏ đều qua vườn hái bầu bí, rau sạch về ăn.

Trong mảnh vườn rộng chừng 2000m2, có đủ các loại cây rau, như: rau khoai, rau dền, xà lách, đậu cô ve, cà tím, dưa leo, bầu bí, mướp,…và hai nhà trồng nấm trắng, nấm rơm. Nhìn xung quanh, dưới các gốc cây đều được ủ rơm và phân hữu cơ. Hệ thống vườn trang bị khoảng gần 90 vòi nước tưới phun sương cố định. Ni sư Minh Tú chia sẻ, theo dõi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tình trạng người dân hay xảy ra ngộ độc thực phẩm do rau quả bị lạm dụng thuốc trừ sâu trong trồng trọt làm các cô ở chùa rất lo lắng. Ở chùa nuôi dưỡng nhiều em nhỏ, nếu thực phẩm bên ngoài không an toàn thì phải làm sao? Nghĩ rồi, quý sư cô ở chùa quyết định, phải xây dựng một vườn rau sạch, tự trồng, tự ăn để đỡ gây bệnh tật, lại thân thiện môi trường.

Nhờ các chuyên gia ở Trường đại học Nông Lâm (ĐH Huế) giúp đỡ, quý sư học được cách trồng trọt và làm phân hữu cơ, rồi hướng dẫn cho các em nhỏ.

Vườn rau của chùa là những cây thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu từng mùa để trồng. Với những cây bị sâu bệnh, chùa tiến hành nhổ bỏ chứ không bơm thuốc cứu cây. Công tác cải tạo đất, thay đổi cây trồng, sử dụng những phương pháp học được từ sách vở và kiến thức từ các chuyên gia trồng trọt hướng dẫn luôn được thực hiện. Chùa thuê một nhân công phụ trách chính chăm sóc mảnh vườn. Hằng ngày quý sư và trẻ em ở chùa qua phụ việc, thu hoạch sản phẩm mảnh vườn đem về.

Thống kê những loại cây đã từng có mặt trên mảnh vườn, con số phải lên đến 20-30 loại. Ni sư Minh Tú bảo, sản phẩm mình tự làm ra, khi thu hoạch ai nấy đều thấy vui và yên tâm sử dụng. Mảnh vườn trồng nhiều loại cây, vừa đảm bảo canh tác hiệu quả nhưng đem lại nguồn thực phẩm phong phú để đổi món, giúp các em không bị chán.

Có khi sản phẩm trong vườn thu hoạch nhiều, các sư cô đem ra nhà hàng Tịnh Tâm Đức Sơn phục vụ thực khách, giúp họ có bữa ăn an toàn. Khách đến thăm mảnh vườn, thấy cách trồng rau sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên họ dùng cơm thoải mái, yên tâm. Nhiều vị khách nước ngoài nghe truyền tai và chứng kiến những hình ảnh trồng rau sạch được chụp lại treo ở nhà hàng, họ cảm thấy thích thú.

Cũng nhờ mô hình rau sạch, nhiều lợi ích đi kèm được thấy rõ, đó là cách giúp các em nhỏ ở chùa nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, sống có trách nhiệm với xã hội. Đây cũng là giải pháp giúp các em siêng năng làm việc, tập cách trồng trọt và có sức khỏe. Đồng thời, nguồn rau sạch tự trồng giúp giảm chi phí tăng chất lượng bữa ăn.

Bài, ảnh: Lê Hữu Phúc
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bắt đối tượng lừa đảo hơn 2,3 tỷ đồng thông qua dự án tiền ảo

Ngày 25/1, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho biết: Đơn vị vừa phối hợp với Cục Nghiệp vụ và Cơ quan An ninh Điều tra Công an TP. Huế xác minh, làm rõ và khởi tố đối tượng Hoàng Trung Nghĩa về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông và phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản, theo quy định tại Điều 290 Bộ luật Hình sự.

Bắt đối tượng lừa đảo hơn 2,3 tỷ đồng thông qua dự án tiền ảo
5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển

Từ năm 2000, Thừa Thiên Huế gặp muôn vàn khó khăn sau trận “đại hồng thủy” cuối năm 1999. Dù thế, với những nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn thể người dân, sau gần 25 năm, thành quả lớn nhất là thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển
Chân Mây ngày ấy, bây giờ

Đầu xuân 1976, tôi theo Bí thư Huyện ủy Phú Lộc ông Lê Thái Tâm về xã Lộc Vĩnh, tiện thể được ông dẫn đi thăm nơi Phú Lộc dự định sẽ xây một con đập. Từ cửa Kiễn, chiếc U-oat chạy một mạch qua bãi cát phẳng lì và dừng lại bên bờ bắc của con lạch có tên là Chu Mới.

Chân Mây ngày ấy, bây giờ

TIN MỚI

Return to top