ClockThứ Tư, 27/11/2024 06:33

Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường

TTH - Những thay đổi nhỏ từ lối sống hằng ngày như đi chợ bằng giỏ, đựng thực phẩm trong hộp, dùng túi đựng, ống hút, ly uống nước... bằng giấy, hội viên phụ nữ TP. Huế đang góp phần giảm rác thải nhựa, túi ni lông ra môi trường. Đồng thời, lan tỏa phong trào sống xanh, góp phần chung tay vì một Huế - đô thị giảm nhựa.

Giúp hội viên có thêm thu nhập ổn địnhCùng phụ nữ khởi nghiệpBước chân không mỏi

 Hội viên phụ nữ tích cực thu gom, phân loại rác tái chế

Chiếc làn và những hộp nhựa đựng thực phẩm đã gắn với chị Đỗ Thị Có (Phú Mậu, TP. Huế) mỗi lần đi chợ. “Trước đây, tôi cứ tiện đâu là mua đó, mua xong rồi để trong những túi ni lông xách về nhà. Từ khi được hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp tuyên truyền về tác hại của các sản phẩm nhựa dùng một lần, nhất là túi ni lông, tôi đã ý thức hơn về việc chung sức bảo vệ môi trường sống. Không những tôi mà chồng con tôi cũng tích cực hưởng ứng việc hạn chế tối đa sử dụng đồ nhựa dùng một lần”, chị Có nói.

Đi uống cà phê là thói quen mỗi sáng của chị Phan Thị Hằng (Hương Sơ, TP. Huế), và mỗi lần tới quán chị thường mang theo ly nước giữ nhiệt của mình để mua cà phê. “Những quán tôi chọn thường dùng ly giấy, nhưng tôi có sẵn ly giữ nhiệt nên mang theo để mua cà phê, vừa đảm bảo vệ sinh vừa góp phần hạn chế rác thải ra môi trường. Không những tôi, mà bạn bè tôi cũng dần thay đổi thói quen, ai cũng sắm cho mình những chiếc ly, bình giữ nhiệt mang theo rất tiện”, chị Hằng bộc bạch.

Mặc dù là một quán trà sữa nhỏ, chủ yếu bán mang đi nhưng chị Thanh Nữ (đường Nguyễn Sinh Cung) lựa chọn dùng ly giấy để bán nước cho khách hàng. “Dùng ly giấy thì không tiện bằng ly nhựa, giá thành nhập ly cũng cao hơn, nhưng mình lời ít lại một chút để hạn chế tối đa rác thải nhựa. Trước đây, khi dùng ly giấy, nhiều khách hàng phản ánh nước đá nhanh bị thấm ra ngoài, bất tiện. Nhưng vì những lợi ích lớn hơn, khách cũng dần vui vẻ chấp nhận và hưởng ứng. Và ngày càng có nhiều bạn trẻ mang những bình, ly giữ nhiệt cá nhân tới mua nước”, chị Nữ chia sẻ.      

Việc các hội phụ nữ cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền cho cán bộ, hội viên và người dân về phân loại, tập hợp rác thải nhựa, chất thải rắn bỏ đúng nơi quy định, nhất là việc hạn chế sử dụng túi ni lông không phân hủy, các sản phẩm nhựa sử dụng một lần đã thực sự góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen của người dân trong việc bảo vệ môi trường, chung tay giảm nhựa.

Bà Đặng Thị Ngọc Lan, Chủ tịch Hội LHPN TP. Huế cho biết: Với số lượng hơn 59.000 hội viên phụ nữ, là lực lượng có vai trò quan trọng trong tham gia thực hiện phân loại rác tại nguồn, nhất là tại hộ gia đình, thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho hội viên phụ nữ các hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại hộ gia đình và trên địa bàn một số chợ;  xây dựng, nhân rộng nhiều mô hình về phân loại rác.

Các cấp hội phụ nữ trên địa bàn thành phố đã kết nối hỗ trợ đội ngũ thu gom, phân loại tái chế phế liệu, góp phần giảm lượng rác thải lớn ra môi trường. Đồng thời, tạo thêm nguồn thu nhập để biến rác thực sự là nguồn tài nguyên tuần hoàn có giá trị. Kinh phí thu gom từ các mô hình “Ngôi nhà xanh”, “Biến rác thành tiền”... đã giúp cho 90 trẻ em mồ côi được nhận hỗ trợ định kỳ hàng tháng; trao gần 1.500 suất quà cho hội viên phụ nữ khó khăn, yếu thế với tổng kinh phí khoảng 500 triệu đồng. Cũng từ những hoạt động này góp phần nâng cao nhận thức, ý thức và hình thành thói quen phân loại rác thải trong sinh hoạt của các hộ gia đình, của các tiểu thương kinh doanh ở các chợ, giúp giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường hàng ngày rất lớn.

Bài, ảnh: Thảo Vy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hình thành thói quen phân loại rác tại nguồn

Từ ngày 1/1/2025, phân loại chất thải rắn sinh hoạt (PLCTRSH) là việc làm bắt buộc với mọi cá nhân và hộ gia đình, nếu không phân loại theo quy định, người dân sẽ bị phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng.

Hình thành thói quen phân loại rác tại nguồn
Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua các hoạt động đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư đã và đang tạo được hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện
Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

TIN MỚI

Return to top