ClockThứ Ba, 09/05/2023 14:17

Bộ Nội vụ tham mưu lộ trình cải cách chính sách tiền lương sau 2023

Bộ Nội vụ đã hoàn thiện Báo cáo “Kết quả thực hiện và lộ trình triển khai cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp."

Cải cách tiền lương: Công đoàn cần nâng cao vị thếTiền lương trong doanh nghiệp sẽ theo cơ chế thị trườngChương trình hành động của Chính phủ về cải cách chính sách tiền lương

leftcenterrightdel
 Ảnh minh hoạ. Ảnh: PV/Vietnam+

Báo cáo Quốc hội, đại biểu Quốc hội kết quả thực hiện Nghị quyết số 75/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, liên quan đến cải cách tiền lương, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết Bộ đã chủ động tham mưu Thủ tướng Chính phủ xây dựng báo cáo lộ trình thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương.

Bộ Nội vụ đã đề nghị các bộ, cơ quan là thành viên Ban Chỉ đạo báo cáo kết quả và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Đến nay, Bộ Nội vụ nhận được báo cáo của 16/18 bộ, cơ quan là thành viên Ban Chỉ đạo về thực hiện Nghị quyết số 107/NQ-CP (Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW).

Trên cơ sở ý kiến của các bộ, cơ quan, Bộ Nội vụ đã hoàn thiện Báo cáo “Kết quả thực hiện và lộ trình triển khai cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp."

Bộ Nội vụ đề xuất xây dựng các phương án triển khai đồng bộ các nội dung của chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, gồm: Tăng mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp; mở rộng quan hệ tiền lương; sắp xếp lại các chế độ phụ cấp và cơ cấu lại tỷ lệ giữa lương cơ bản và phụ cấp; bổ sung quỹ tiền thưởng.

Đồng thời, Bộ Nội vụ đề xuất phương án điều chỉnh các năm tiếp theo theo hướng tiếp tục điều chỉnh mức lương thấp nhất để bù trượt giá và có phần cải thiện theo mức tăng trưởng GDP cho đến khi đạt mức lương thấp nhất cao hơn mức lương thấp nhất của vùng I (vùng cao nhất) của khu vực doanh nghiệp như mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số 27-NQ/TW).

Bộ sẽ dự toán nguồn kinh phí, kế hoạch nhiệm vụ đối với các bộ, cơ quan liên quan.

Cũng theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và các bộ, ngành liên quan tiến hành sơ kết 5 năm triển khai, thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Căn cứ tình hình kinh tế-xã hội năm 2023, kết quả phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19 và khả năng cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn sau năm 2023, Báo cáo kết quả sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Kinh tế Trung ương, chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ và ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công, Bộ Nội vụ chủ động xây dựng “Báo cáo lộ trình thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương sau năm 2023 theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018” trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định để các cơ quan của Đảng, Quốc hội và Chính phủ làm căn cứ ban hành các văn bản tổ chức triển khai thực hiện theo chức năng.

Bên cạnh việc thực hiện Nghị quyết số 75/2022/QH15, trong thời gian chưa thực hiện cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang gửi Bộ Tư pháp thẩm định để thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2023.

Đồng thời, phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị và tăng 20,8% chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở, theo Nghị quyết số 69/2022/QH15 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.

“Ngày 27/4/2023, Bộ Tư pháp đã có văn bản số 62/BCTĐ-BTP báo cáo thẩm định dự thảo Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Hiện nay, Bộ Nội vụ đang khẩn trương giải trình, tiếp thu ý kiến của Bộ Tư pháp, hoàn thiện Tờ trình và dự thảo Nghị định để trình Chính phủ trong tháng 5/2023,” Bộ Nội vụ cho biết.

Liên quan đến việc khắc phục tình trạng công chức, viên chức có năng lực xin nghỉ việc, thôi việc, Bộ Nội vụ cho biết tháng 9/2022, Bộ đã có Công văn số 4536/BNV-TCBC gửi các bộ, ngành, địa phương đề nghị triển khai thực hiện đồng bộ một số nhiệm vụ, giải pháp.

Trong đó có đề nghị quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp cơ sở; cải thiện môi trường làm việc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, cạnh tranh lành mạnh.

Bộ quản lý ngành, lĩnh vực tham mưu, hoàn thiện các quy định về xã hội hóa, định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí làm cơ sở ban hành đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước... làm cơ sở để bộ, ngành, địa phương phê duyệt phương án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Cùng với đó là các chính sách hỗ trợ kịp thời đối với cán bộ, công chức, viên chức có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý có năng lực, uy tín; đổi mới công tác bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức để tạo cơ hội, điều kiện phát triển, nhất là cán bộ trẻ; khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức được tham gia học tập nâng cao trình độ, năng lực làm việc thông qua các chương trình, dự án đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài; quy hoạch, xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, có cơ chế, chính sách thỏa đáng, làm cơ sở định hướng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức...

Hiện Bộ Nội vụ tiếp tục chủ động nghiên cứu, tham mưu các cấp có thẩm quyền trên cơ sở điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước để triển khai thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW vào thời điểm phù hợp theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị; tham mưu, đề xuất chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài khu vực công; phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Chính phủ và cơ quan chức năng hoàn thiện các quy định về quản lý, sử dụng, tuyển dụng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý, sử dụng và chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động công vụ, công chức, tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc.

Để có cơ sở báo cáo cấp có thẩm quyền báo cáo Quốc hội về tình trạng thôi việc theo nguyện vọng đối với công chức, viên chức, ngày 26/4/2023, Bộ Nội vụ đã có công văn gửi các bộ, ngành, địa phương đề nghị phối hợp báo cáo tình hình triển khai thực hiện Công văn số 4536/BNV-TCBC; đồng thời báo cáo tình hình thôi việc và tuyển dụng mới đối với công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý từ ngày 1/7/2022 đến ngày 30/4/2022.

Theo TTXVN/Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới
Thúc đẩy phát triển và khả năng phục hồi toàn cầu

Báo cáo thường niên năm 2024 của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố đã tóm tắt một năm hành động quyết liệt nhằm giải quyết những thách thức trong quá trình phát triển của thế giới. Báo cáo nêu bật những bước tiến đáng kể trong xóa đói giảm nghèo, hành động vì khí hậu, giáo dục và quan hệ đối tác toàn cầu.

Thúc đẩy phát triển và khả năng phục hồi toàn cầu
Châu Á - Thái Bình Dương:
ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày hôm nay (25/11) công bố Kế hoạch Hành động Môi trường giai đoạn 2024 - 2030, vạch ra lộ trình giải quyết những tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh gồm: mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh

TIN MỚI

Return to top