ClockThứ Hai, 14/10/2024 15:41

Nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng trong xây dựng pháp luật

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 38, sáng 14/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Sửa đổi Luật để thuận lợi cho người dân và doanh nghiệpBế mạc Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung phiên họp. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ xem xét 42 nhóm nội dung, trong đó có 30 nhóm nội dung thuộc công tác lập pháp, 12 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác; 12 nhóm nội dung các cơ quan gửi báo cáo để đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu.

Tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 28,5 ngày, dự kiến khai mạc ngày 21/10, bế mạc ngày 30/11. Kỳ họp sẽ tiến thành theo 2 đợt: đợt 1 từ 21/10 - 13/11 ; đợt 2 từ 20/11 - 30/11.

Ông Bùi Văn Cường nêu rõ: Thời gian qua, các cơ quan hữu quan đã tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ nhằm chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội đã có văn bản gửi Chính phủ, các cơ quan đôn đốc chuẩn bị tài liệu. Bên cạnh đó, để các đại biểu Quốc hội sớm tiếp cận, nghiên cứu trước hồ sơ, tài liệu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo kịp thời gửi đến các đại biểu Quốc hội hồ sơ, tài liệu ngay từ giai đoạn thẩm tra trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan nhằm chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện về cơ sở vật chất, an ninh, an toàn, công tác hậu cần, phòng, chống dịch bệnh… nhằm chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8. Đến thời điểm này, cơ bản công tác chuẩn bị đã hoàn tất, sẵn sàng phục vụ Kỳ họp.

Cụ thể, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với cơ quan hữu quan xây dựng đề án tổ chức công tác thông tin báo chí, tuyên truyền về Kỳ họp; xây dựng đề cương tuyên truyền về các nội dung trình Quốc hội; triển khai tổ chức biên soạn tổng hợp thông tin, tài liệu tham khảo phục vụ đại biểu Quốc hội tại kỳ họp; phối hợp chặt chẽ với UBND thành phố Hà Nội, Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ và các cơ quan có liên quan nhằm bảo đảm công tác an ninh, an toàn; phối hợp với Bộ Y tế xây dựng kế hoạch bảo đảm công tác y tế, phòng, chống dịch bệnh phục vụ Kỳ họp...

Tại phiên họp, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với báo cáo của Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đồng thời cho ý kiến về công tác chuẩn bị tài liệu Kỳ họp thứ 8.

Phát biểu kết luận, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan khẩn trương hoàn thiện tài liệu để gửi đại biểu Quốc hội theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đề nghị Chính phủ và các cơ quan hữu quan theo chức năng, nhiệm vụ theo dõi thực hiện các công việc theo chương trình.

 Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày báo cáo tại phiên họp. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Chủ tịch Quốc hội giao Ban Công tác đại biểu chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo công tác nhân sự; giao Ban Dân nguyện phối hợp với các cơ quan thực hiện tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại; giao Tổng Thư ký Quốc hội khẩn trương phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban tham mưu để Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định các nhóm vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn.

Đánh giá công tác chuẩn bị cho Kỳ họp thời gian qua đã có nhiều cố gắng, đi vào nền nếp, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh không được chủ quan, tiếp tục theo tinh thần đổi mới, nhất là đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật; từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng trong công tác xây dựng pháp luật.

Theo baotintuc.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

Đó là mục tiêu của hội thảo “Quảng bá kết quả dự án Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Chính sách và Pháp luật Môi trường” (CCP-Law) do Đại học Huế tổ chức sáng 7/1.

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học
Vị thế Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế

Là thành viên chính thức của Liên hợp quốc trong gần nửa thế kỷ qua, Việt Nam ngày càng được cộng đồng quốc tế tin tưởng, đánh giá cao bởi vai trò và những đóng góp tích cực, hiệu quả về nhiều vấn đề quan trọng, mang tính cấp bách toàn cầu. Nổi bật là các hoạt động gìn giữ, củng cố nền hòa bình thế giới cùng các sáng kiến phát triển bền vững, bảo vệ, thúc đẩy và nâng cao quyền con người…

Vị thế Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế
Nâng cao ý thức tham gia giao thông từ Nghị định 168

Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực. Trong đó, nhiều hành vi vi phạm giao thông có mức xử phạt cao hơn nhiều lần so với trước đây.

Nâng cao ý thức tham gia giao thông từ Nghị định 168
Mở rộng hợp tác quốc tế để nâng cao vai trò, vị thế

Với vai trò 2 quận trung tâm của TP. Huế trực thuộc Trung ương, năm 2025, lĩnh vực hợp tác quốc tế (HTQT) sẽ tiếp tục được mở rộng thông qua việc xây dựng chiến lược về kênh thông tin đối ngoại nhằm quảng bá hình ảnh của TP. Huế, đồng thời nâng cao hiệu quả ứng dụng các kênh truyền thông, mạng xã hội trong triển khai công tác thông tin đối ngoại trên địa bàn.

Mở rộng hợp tác quốc tế để nâng cao vai trò, vị thế
Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 14,7%

Chiều 24/12, Chi cục Dân số tỉnh tổ chức tổng kết công tác Dân số và phát triển năm 2024; đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Dự và chỉ đạo có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 14,7

TIN MỚI

Return to top