ClockThứ Tư, 01/11/2023 10:52

Kiểm soát tài sản, thu nhập đối với cán bộ

Những khoản thu nhập nào phải tính đóng bảo hiểm xã hội?HSBC: Các công ty quốc tế lạc quan về triển vọng tăng trưởng ở Đông Nam Á Các quốc gia có thu nhập thấp sẽ bị tụt hậu nếu không có hành động về việc làm

2023 là năm đầu tiên ủy ban kiểm tra (UBKT) từ cấp huyện trở lên chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan để xác minh tài sản, thu nhập (TSTN) của cán bộ thuộc cấp ủy cùng cấp quản lý. UBKT đã tiếp nhận 2.406 bản kê khai TSTN năm 2022 của cán bộ thuộc diện cấp ủy các cấp quản lý (trong đó, cấp tỉnh 425 bản, cấp huyện và tương 1.981 bản). Đồng thời, phối hợp kiểm tra, xác minh TSTN đối với 124 đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý (trong đó, cấp tỉnh 11 đảng viên, cấp huyện và tương đương 113 đảng viên).

UBKT Tỉnh ủy họp thông qua kết quả xác minh tài sản, thu nhập của cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý 

Kiểm soát TSTN là hoạt động do cơ quan kiểm soát TSTN thực hiện theo quy định của pháp luật để biết rõ TSTN, biến động về TSTN, nguồn gốc của TSTN tăng thêm của người có nghĩa vụ kê khai nhằm phòng ngừa tham nhũng, phục vụ công tác cán bộ, kịp thời phát hiện tham nhũng, ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng. Đây là khái niệm được nêu ra tại Nghị định số 130/2020/NĐ-CP, ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát TSTN của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị (NĐ130).

Ngày 8/2/2022, Bộ Chính trị đã có Quyết định số 56-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát TSTN, UBKT Trung ương ban hành Hướng dẫn 03-HD/UBKTTW, ngày 3/11/2022 về thực hiện một số điều của Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát TSTN. Theo đó, ngày 31/5/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cụ thể hóa bằng Công văn 1084-CV/TU về việc phối hợp giữa các cơ quan trong tỉnh trong công tác kiểm soát TSTN. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, công tác phối hợp giữa các cơ quan trong công tác kiểm soát TSTN đối với người phải có nghĩa vụ kê khai từng bước được triển khai thực hiện và có kết quả ban đầu.

Quá trình triển khai ban đầu, các đoàn kiểm tra chỉ mới thực hiện dựa trên cơ sở các bản kê khai TSTN được lưu tại các cơ quan, đơn vị, dựa vào tính tự giác báo cáo của đảng viên được kiểm tra, xác minh và đánh giá của tổ chức đảng nơi quản lý đảng viên. Đánh giá chung, các đảng viên được xác minh đã cơ bản thực hiện nghiêm túc việc kê khai TSTN theo mẫu của NĐ130, công tác công khai các bản kê khai tại địa phương, đơn vị được thực hiện cơ bản đảm bảo theo quy định; tổ chức đảng quản lý đảng viên đã tích cực phối hợp với các đoàn kiểm tra để cung cấp các thông tin liên quan cần thiết để phục vụ cho công tác kiểm tra. Kết quả xác minh được thông báo cụ thể cho tổ chức đảng quản lý và đảng viên được xác minh đảm bảo khách quan, rõ ràng. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa có đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến kết quả xác minh của UBKT.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn đó những khó khăn. Theo đó, việc kê khai TSTN của cán bộ có nơi còn mang tính hình thức. NĐ130 đã quy định khá rõ ràng, chi tiết các nội dung cần kê khai, tuy nhiên, quá trình thực hiện việc kê khai TSTN một số còn ghi chung chung, chưa cụ thể, kê khai thiếu và sai thông tin cần kê khai; thu nhập bằng tiền chưa được quan tâm đúng mức nên kê khai chưa đảm bảo; cách tính TSTN và giải trình biến động vẫn còn lúng túng...

Cán bộ, công chức phụ trách công tác tiếp nhận và lưu trữ bản kê khai (đa số các cơ quan, đơn vị giao một cán bộ trẻ) không có thời gian và cũng không đủ chuyên môn để có thể đọc, đánh giá và phát hiện những điều bất hợp lý trong các bản kê khai, chỉ làm nhiệm vụ lưu hồ sơ mà chưa có cơ chế để so sánh, xác minh các bản kê khai...

Đến nay, vẫn chưa có cơ chế cụ thể để xác minh tài sản từ nguồn ngoài nước (thậm chí là ngoài tỉnh) hoặc có nhưng thực hiện được thì rất phức tạp, tốn rất nhiều thời gian nên rất khó kiểm soát; sự gắn kết giữa các cơ quan chức năng trong kiểm soát TSTN còn thiếu chặt chẽ…

Kiểm soát TSTN là một trong những thành phần quan trọng trong xây dựng các giải pháp tổng thể phòng, chống tham nhũng. Kiểm soát TSTN của người có chức vụ, quyền hạn còn là một trong những công cụ quan trọng góp phần tăng cường tính minh bạch của bộ máy nhà nước, sự liêm chính của cán bộ, công chức, người có chức vụ, quyền hạn. Đồng thời, qua đó cũng giúp cơ quan quản lý giám sát, phòng ngừa các hành vi sai trái của cán bộ, công chức, ngăn chặn, làm giảm thiểu nguy cơ làm giàu bất chính...

Sự phối hợp của các cơ quan kiểm soát TSTN trong việc xác minh TSTN đối với cán bộ diện cấp ủy cùng cấp quản lý bước đầu triển khai còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Nhưng nếu công tác này được thực hiện nề nếp, bài bản, đồng bộ, cùng với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát TSTN được cập nhật thống nhất trong phạm vi cả nước, kết hợp với các biện pháp khác từ phía xã hội. Trong đó, báo chí và người dân là lực lượng chủ yếu… sẽ góp phần rất quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay.

Bài, ảnh: TRẦN ĐỨC HỢP
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Thông báo tuyển dụng cán bộ

Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Khu vực Thừa Thiên Huế - Quảng Trị thông báo tuyển dụng nhân sự cho vị trí “chuyên viên Hành chính – Quản lý nhân sự”

Thông báo tuyển dụng cán bộ
Tăng cường phòng, chống tội phạm tại Bệnh viện Trung ương Huế

Ngày 2/1, Ban Thanh niên Công an TP. Huế cho biết, đơn vị đã phối hợp với Phòng Quản lý dịch vụ buồng bệnh, cơ sở vật chất và Bảo vệ cùng Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương Huế triển khai có hiệu quả Công trình thanh niên “Phòng chống tội phạm tại Bệnh viện Trung ương Huế”. Qua đó, tiếp tục đẩy mạnh phong trào “3 trách nhiệm” của tuổi trẻ Công an thành phố trong đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo tốt an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tăng cường phòng, chống tội phạm tại Bệnh viện Trung ương Huế

TIN MỚI

Return to top