ClockThứ Bảy, 11/02/2017 14:45

Gỡ đầu ra cho nông sản

TTH - Thừa Thiên Huế đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng du lịch, dịch vụ - công nghiệp song nền nông nghiệp tỉnh nhà vẫn đang giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế. Giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp chưa đóng góp tương xứng vào tổng thể chung phát triển kinh tế - xã hội.

Các chợ hiện vẫn là nơi đảm nhận đầu ra chính cho sản phẩm nông nghiệp. Ảnh HA

Nhìn chung, nền nông nghiệp của tỉnh còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa tạo được chuỗi giá trị cung ứng cao. Nhiều vùng đất còn hoang hóa, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt còn hạn chế. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng cũng như nhu cầu của thị trường chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ trong hành động và suy nghĩ. Ngành nông nghiệp phát triển thiếu bền vững, chưa mang lại giá trị kinh tế cao, cuộc sống của nông dân còn khó khăn, xu thế rời bỏ nông thôn đến đô thị tìm kiếm việc làm diễn ra phổ biến. Do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn ngành (nông, lâm, ngư nghiệp) đạt âm (- 1,16%).

Nhận thức rõ giá trị căn bản của ngành nông nghiệp trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhiều địa phương, trong đó có Thừa Thiên Huế đang đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền; đẩy mạnh chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại; hình thành các vùng chăn nuôi xa thành phố, khu dân cư; khuyến khích áp dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn, đến chế biến để nâng cao năng suất, cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng...

Việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp là kịp thời và mang lại hiệu quả bước đầu, song vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao phải tìm cho được đầu ra của sản phẩm nông nghiệp, nhất là khuyến khích các doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân, tạo động lực cho người dân gắn bó với nghề nông.

Theo người dân trồng rau sạch ở xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, việc trồng rau sạch nhằm góp phần  tăng thu nhập cho người trồng rau, song khi đem rau bán lại đổ đồng với các loại rau khác trên thị trường. Nhiều khi rau sạch khó tiêu thụ hơn vì không bắt mắt, rau không được nõn nà do không sử dụng phân bón hóa học, chất kích thích tăng trưởng. Điều này khiến người dân khó kiên trì theo đuổi rau sạch. Người dân đề đạt nguyện vọng, nếu tiếp tục khuyến khích trồng rau sạch, áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn thì cần tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm hoặc tạo điều kiện về hình thức quảng bá để rau sạch đến tay người tiêu dùng một cách thuận lợi hơn.

Câu chuyện trên không chỉ dừng lại ở Quảng Thành mà còn rất nhiều ở các địa phương khác trong tỉnh khi người nông dân mãi loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm của mình.

Hiện, ngành nông nghiệp bước đầu đã hình thành và phát triển nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, tạo sản phẩm nông sản có thương hiệu và hàng hóa giá trị cao. Điển hình như thương hiệu gạo ngon Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy), gạo sạch Quế Lâm; vùng rau an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap ở huyện Quảng Điền, thị xã Hương Trà, vùng trồng ném ở ven đầm phá Phong Điền; nhiều mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại liên kết với doanh nghiệp trong cung cấp con giống, thức ăn và đầu ra…Tuy chưa nhiều, song đây chính là đòn bẩy để thúc đẩy ngành nông nghiệp thực sự phát triển, tạo ra giá trị kinh tế cao.

Hy vọng trong thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh có hướng đi mới, vừa tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn toàn diện, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; đồng thời, có các giải pháp cụ thể, quyết liệt để khuyến khích người dân sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là tạo điều kiện hết sức cho các doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp phát triển bởi nếu không có sự vào cuộc của doanh nghiệp thì khó có thể có sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao.

KHÔI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xuống đồng

Dù nông nghiệp được cơ giới hóa hỗ trợ như thế nào, thì những ngày xuống đồng làm đất chuẩn bị gieo cấy cho vụ mùa đông xuân của bà con nông dân cũng là “sự kiện” gây thương nhớ nôn nao cho bao người. Với Huế, đó là những ngày người nông dân nhọc nhằn xuống đồng sau thời gian đất nghỉ chờ qua mùa mưa lũ và phần nhiều là trong tiết trời của ngày đông giá lạnh. Dù thế, với bà con, mỗi ngày bám ruộng, bám đồng là một ngày nguyện ước mùa màng bội thu. Những cánh đồng cứ thế mơn mởn lộc non và ngời ngời sức sống trước khi tết Nguyên đán đem năm mới về.

Xuống đồng
Hướng đến nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, an toàn thực phẩm là mục tiêu xuyên suốt của TX. Hương Thủy trong tiến trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Hướng đến nông nghiệp công nghệ cao
Vui với nông nghiệp Quảng Điền

Kết thúc năm 2024, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp huyện theo hướng nông nghiệp xanh, hữu cơ.

Vui với nông nghiệp Quảng Điền
“Lên đời” cho phụ phẩm nông nghiệp

Không ngừng học hỏi và đổi mới cách làm, Ngô Thị Tuyết, cô gái 9X ở xã Dương Hòa (TX. Hương Thủy) đã biến những phụ phẩm nông nghiệp của quê hương thành sản phẩm dầu gội chất lượng.

“Lên đời” cho phụ phẩm nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top