ClockThứ Ba, 11/12/2018 07:00

Giảm nghèo ở Đông Sơn

TTH - Nhiều giải pháp về hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, tạo nguồn vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề, xây dựng thí điểm mô hình giảm nghèo, tuyên truyền nâng cao ý thức vươn lên thoát nghèo cho đồng bào… đã được Đảng ủy xã Đông Sơn (A Lưới) tập trung triển khai nhằm thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trong giai đoạn mới.

Hơn 55 triệu đồng ủng hộ học sinh, hộ nghèo ở Đông Sơn - A LướiĐoàn đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri xã A Ngo và Sơn Thủy huyện A Lưới

Trường đại học Nông Lâm Huế trao bò giống cho hộ nghèo Nguyễn Văn Thi ở thôn Tru Chaih, xã Đông Sơn

Phát huy vai trò đảng viên, chi bộ cơ sở

Đông Sơn là địa bàn biên giới có đa số đồng bào dân tộc thiểu số, do đó nhiệm vụ phát triển kinh tế của xã vẫn còn khó khăn do chủ yếu bà con chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp, nhưng ruộng vườn manh mún, đất sản xuất ngày càng bị thu hẹp. Sau quá trình tập trung tìm hướng chuyển đổi sản xuất, Đảng ủy xã đã ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế hộ gia đình với các mô hình đầu tư mở rộng chăn nuôi và phát triển kinh doanh hàng hóa thương mại, đi kèm là khôi phục và phát triển nghề dệt zèng, đan lát - hai ngành nghề truyền thống của địa phương.

Thôn Loah – Ta Vai là địa bàn khó khăn nhất của xã. Sau khi tiếp nhận chủ trương về đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình của Đảng ủy xã, chi bộ thôn kịp thời quán triệt, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp ủy viên phối hợp với các đoàn thể trong thôn vận động Nhân dân tích cực hưởng ứng phong trào chuyển đổi các mô hình kinh doanh, sản xuất ở địa phương.

Anh Hồ Văn Lợi, một hộ tiên phong chuyển đổi sản xuất trong thôn phấn khởi: “Sau khi có chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, tôi mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi bò đàn và mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa. Nguồn vốn vay đầu tư được tạo điều kiện thuận lợi, quy trình sản xuất, hoạch toán kinh doanh được cán bộ Hội nông dân và khuyến nông viên hướng dẫn cặn kẽ nên bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đến nay, mỗi năm gia đình tôi thu nhập từ chăn nuôi và buôn bán gần 200 triệu đồng…”.

Bí thư Chi bộ Loah – Ta Vai Ngọc Hữu Cảnh thông tin: Để thực hiện chủ trương về phát triển kinh tế hộ gia đình hiệu quả, các đảng viên và chi ủy viên được phân công bám sát các hộ dân tìm hiểu tình hình, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của bà con. Bằng nguồn vốn vay ban đầu 30 triệu đồng, đảng viên trong chi bộ hướng dẫn anh Lợi từng bước đầu tư vào chăn nuôi bò đàn. Cứ sau mỗi kỳ thu hoạch, anh Lợi lại trích phần lợi nhuận tái đầu tư vào khu chăn nuôi, đồng thời mở rộng kinh doanh buôn bán hàng tạp hóa để nâng cao thu nhập.

Thôn Loah - Ta Vai hiện có 120 hộ. Trước đây, tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 50%. Từ khi cấp ủy chi bộ triển khai chủ trương phát triển kinh tế hộ của Đảng ủy, số hộ làm ăn khấm khá tăng lên đáng kể. Ngoài gia đình anh Hồ Văn Lợi, thì hộ anh Hồ Văn Tua, anh Hồ Văn Tình, chị Hồ Thị Lành, anh Hồ Văn Tanh… đều trồng vài hecta rừng, chăn nuôi gia súc hàng chục con, mở rộng kinh doanh và làm thêm nghề thủ công truyền thống.

Khai thác thế mạnh

Để thực hiện công tác giảm nghèo đạt hiệu quả, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Đông Sơn chủ động lãnh đạo công tác điều tra, khảo sát nhu cầu chuyển đổi sản xuất của bà con và liên kết xây dựng mô hình về khuyến nông, khuyến lâm phù hợp với đặc điểm của địa phương. Đồng thời, Đảng ủy chú trọng lãnh đạo Hội Nông dân xã liên kết tổ chức cho bà con thực hiện chuyển dịch sản xuất nông nghiệp, tăng cường hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, tạo nguồn vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho người nghèo, xây dựng thí điểm mô hình sản xuất có hiệu quả để nhân rộng.

Bí thư Đảng ủy xã Đông Sơn, ông Nguyễn Văn Phơm cho biết: Ngoài vận động nông dân tận dụng tiềm năng, thế mạnh, cấp ủy, chính quyền tập trung phát triển đa dạng các mô hình kinh doanh, chăn nuôi, đưa trang thiết bị máy móc vào sản xuất, gắn với việc chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm.

Cũng theo ông Phơm, địa phương chú trọng xây dựng mô hình kinh tế nông - lâm nghiệp gắn với dịch vụ thương mại để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng dần lao động phi nông nghiệp trên địa bàn. Nhờ đó, đến nay tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của xã đạt gần 12%, tỷ lệ hộ nghèo giảm 7% so với năm 2017, hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, cải tạo nâng cấp khang trang...

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để “Thịt bò vàng A Lưới” vươn xa

Trên địa bàn huyện A Lưới hiện có 109 hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) sản phẩm từ thịt bò và chăn nuôi bò được Hội Nông dân (HND) huyện cấp quyết định sử dụng nhãn hiệu “Thịt bò vàng A Lưới”.

Để “Thịt bò vàng A Lưới” vươn xa
Khánh thành công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê" tại A Lưới

Ngày 24/12, Đoàn viên thanh niên, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) phối hợp với Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh và chính quyền địa phương tổ chức khánh thành công trình thanh niên "Thắp sáng đường quê" tại thôn A Rom, xã Hồng Hạ (A Lưới).

Khánh thành công trình thanh niên Thắp sáng đường quê tại A Lưới

TIN MỚI

Return to top