ClockChủ Nhật, 14/03/2021 14:20

Đưa Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở mai vàng

TTH.VN - Sáng 14/3, tại làng cổ Phước Tích, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ đã phát động phong trào Ngày Chủ nhật xanh, trồng cây mai vàng (hoàng mai) với sự tham gia của lãnh đạo huyện Phong Điền, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và đông đảo cán bộ, Nhân dân xã Phong Hòa và thôn Phước Phú.

Chủ tịch UBND tỉnh phát động phong trào "Mai vàng trước ngõ"Thành phố hoàng maiQuảng Điền: 100% cơ quan trồng mai vàng vào cuối năm nay

Vận chuyển cây giống mai vàng để trồng

Trồng 2.000 cây mai vàng tại làng cổ Phước Tích

Ngay từ sáng sớm, gần 300 người là cán bộ, công chức và người dân đã tề tựu đông đủ tại làng cổ Phước Tích (thôn Phước Phú, Phong Hòa, Phong Điền) để tham gia trồng mai vàng do UBND tỉnh phát động.

Ông Đoàn Văn Quốc, Chủ tịch UBND xã Phong Hòa cho biết, thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, huyện, ngay những ngày trước đó, xã Phong Hòa và người dân đã cày xới đất theo đúng quy trình trên diện tích 2.000m2, bên dòng sông Ô Lâu, tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa để chuẩn bị cho việc trồng 2.000 cây mai vàng tập trung. Những cây mai này được mua từ xã Phong An, Phong Chương (giống cây mai Điền Hòa). Việc trồng mai tại làng cổ sẽ góp phần tạo cảnh quan môi trường, đồng thời phát huy giá trị di tích làng cổ Phước Tích.

Ông Nguyễn Trọng Quân, người dân làng cổ Phước Tích phấn khởi cho biết, người dân làng cổ rất vui mừng khi được các cấp chính quyền quan tâm trồng mai vàng trên vùng đất làng cổ. Qua đợt phát động và trồng mai vàng này, thời gian tới, chúng tôi sẽ tham gia trồng ở nhà, sân vườn và các vùng quanh làng, nhằm tạo cảnh quan sinh thái, từ đó tạo thêm điểm nhấn cho du khách mỗi khi đến tham quan du lịch tại làng cổ Phước Tích những ngày tết đến xuân về.

Tại lễ phát động, Chủ tịch UBND tỉnh hoan nghênh sự hưởng ứng của chính quyền huyện Phong Điền và người dân làng cổ Phước Tích trong việc thực hiện Phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, “Mai vàng trước ngõ”.

Ông Thọ cho rằng, mai vàng không còn xa lạ gì với người dân Huế. Tuy nhiên, do thị hiếu, điều kiện phát triển đô thị, mai vàng ở từng nhà, từng cơ quan ngày càng mai một. Có những lúc mai vàng "lép vế" so với các cây trồng khác. Việc khơi dậy và khôi phục cây mai vàng trong mỗi nhà, trong mỗi cơ quan là vô cùng cấp thiết.

Nhiều cơ quan, đơn vị đã hưởng ứng trồng mai vàng khi UBND tỉnh phát động. Đợt phát động trồng mai vàng tại làng cổ Phước Tích lần này sẽ là "điểm nhấn" để bảo tồn và phát huy giá trị của làng cổ. Theo đó, phong trào này cần sự tham gia của chính chủ nhân là người dân những ngôi nhà cổ để làm cho làng cổ ngày càng đẹp hơn, xanh-sạch-sáng hơn...

Ngay sau lễ phát động, lãnh đạo tỉnh, huyện, các cơ quan, đoàn thể và người dân đã trồng 2.000 cây hoàng mai một năm tuổi tại khu vực làng cổ Phước Tích, gần sông Ô Lâu. Để đảm bảo cây có tỷ lệ sống cao, chính quyền địa phương xã Phong Hòa đã chỉ đạo thôn Phước Phú huy động người dân phải thường xuyên tưới nước, chăm sóc cây. Cây nào chết sẽ trồng thay thế, đảm bảo khu vực này sẽ trở thành vườn mai vàng trong tương lai

Thừa Thiên Huế phải trở thành xứ sở mai vàng

Chủ tịch UBND huyện Phong Điền Nguyễn Đình Bách cho biết, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ về phong trào “Mai vàng trước ngõ”, huyện Phong Điền đã vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện trồng ít nhất 2 cây mai vàng trước cổng, trong khuôn viên trụ sở, cơ quan. Mỗi gia đình thực hiện trồng mai vàng trước ngõ, trong sân vườn, tùy theo khả năng của gia đình.

Đợt phát động, trồng mai vàng tại làng cổ Phước Tích sẽ hướng đến mục tiêu bảo tồn phát huy giá trị vốn có của làng cổ Phước Tích, một làng cổ cảnh quan, sinh thái, thân thiện với môi trường. Qua đó, không ngừng bảo vệ và phát huy di sản, làm cho cảnh quan làng cổ ngày càng xanh-sạch-sáng, tạo điểm nhấn độc đáo cho du khách gần xa.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, mai vàng là loại hoa nổi tiếng của Việt Nam. Đối với Thừa Thiên Huế, mai vàng có nguồn gen bản địa đặc trưng của xứ Huế, thường được gọi là hoàng mai Huế. Trước đây, mai vàng thường được trồng từ lâu đời ở cung đình, phủ đệ, dinh thự, sân đình, cửa chùa, sân nhà người dân... tạo nên vẻ đẹp sang trọng, trở thành một biểu tượng sắc xuân độc đáo của người dân Huế.

Với mục tiêu đặt ra là phải xây dựng Thừa Thiên Huế thành xứ sở mai vàng và xem đó là đặc trưng của xứ Huế. Du khách đến Huế phải biết đến mai vàng. UBND tỉnh đã phát động mỗi nhà, mỗi cơ quan, đơn vị nên trồng mai. Hướng đến thành phố, đô thị, nông thôn sẽ tràn ngập mai. Bên cạnh đó, xây dựng những đường mai lớn, rừng mai. "Ở Huế đã có đường mai lớn rất đẹp trước Đại Nội và công viên trên đường Lê Duẩn. Hiện, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND TP. Huế nghiên cứu phát triển rừng mai vàng ở khu vực núi Ngự Bình sau khi giải tỏa khu vực nghĩa địa và phát triển các đường mai vàng tại khu vực trung tâm đô thị. Đối với các huyện, UBND tỉnh đã chỉ đạo phải có rừng mai trong tương lai...", Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh.

Để làm được điều này, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng cần phải tập trung xây dựng và nghiên cứu về khoa học cho bộ giống mai vàng của Huế, tạo ra bộ giống, bộ gen tốt. Xây dựng các vườn ươm giống, đặc biệt là sẽ xây dựng mai vàng Huế để trở thành một thương hiệu riêng. Khi có thương hiệu và giống thì mai vàng sẽ trở thành ngành kinh tế sinh vật cảnh quan trọng, góp phần phát triển kinh tế của người dân nói chung. Thời gian tới, sẽ thành lập hội những người yêu mai và chơi mai để nghiên cứu, phát triển; đồng thời tổ chức lễ hội mai vàng hàng năm vào dịp tết trên địa bàn tỉnh.

Một số hình ảnh tại lễ phát động trồng mai vàng tại làng cổ Phước Tích:

Chủ tịch UBND Phan Ngọc Thọ (áo trắng, ngồi) tham gia trồng mai vàng tại làng cổ Phước Tích ngay sau lễ phát động 

Tham gia trồng mai vàng có lực lượng đoàn viên thanh niên của xã Phong Hòa và thôn Phước Phú

Lực lượng công an xã Phong Hòa cũng tham gia trồng mai vàng

Phụ nữ xã Phong Hòa trồng mai vàng tại làng cổ Phước Tích

Đông đảo cán bộ, người dân tham gia trồng mai vàng

Sau khi trồng cây, Chủ tịch Phan Ngọc Thọ tưới nước cho cây mai vàng

Bài, ảnh: Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phong Điền: Hoàn thành chương trình xóa nhà tạm

Đó là một trong những thông tin quan trọng đưa ra tại hội nghị đánh giá kết quả hoạt động công tác Mặt trận năm 2024 và triển khai chương trình phối hợp thống nhất hành động năm 2025 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) thị xã Phong Điền tổ chức vào ngày 10/1.

Phong Điền Hoàn thành chương trình xóa nhà tạm
Phong Điền: Nhiều tuyến đường hư hỏng, xuống cấp

Do đầu tư xây dựng đã lâu cùng với những đợt mưa dồn dập gần đây, nhiều tuyến đường liên xã, phường và tỉnh lộ (TL) ở thị xã Phong Điền xuống cấp, hư hỏng nặng làm mất an toàn giao thông (ATGT) cho người, phương tiện lưu thông.

Phong Điền Nhiều tuyến đường hư hỏng, xuống cấp
Công bố thành lập thị xã Phong Điền

Chiều 31/12, huyện Phong Điền long trọng tổ chức Lễ Công bố thành lập thị xã Phong Điền theo Nghị quyết số 1314 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tham dự buổi lễ, có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các vị trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh; cùng nguyên cán bộ lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; đại diện lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh, huyện và Nhân dân trên địa bàn Phong Điền.

Công bố thành lập thị xã Phong Điền
Khởi đầu vươn lên của thị xã trẻ Phong Điền

Ở phía bắc thành phố Huế, Phong Điền là vùng đất đã từng gian khó trong chiến tranh, người dân vẫn đoàn kết một lòng xây dựng quê hương. Hôm nay , Phong Điền đánh dấu bước chuyển mình từ huyện lên thị xã và là niềm tin yêu để người dân tự hào.

Khởi đầu vươn lên của thị xã trẻ Phong Điền
Thị trấn Phong Điền và xã Phong Thu về “một nhà”

Từ đầu năm 2025, người dân thị trấn Phong Điền và xã Phong Thu (Phong Điền) về chung "một nhà" sau khi sáp nhập thành đơn vị hành chính (ĐVHC) mới- phường Phong Thu, thuộc thị xã Phong Điền theo Nghị quyết số 1314 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thị trấn Phong Điền và xã Phong Thu về “một nhà”

TIN MỚI

Return to top