ClockThứ Năm, 27/02/2020 06:15

Diện mạo mới ở Hương Văn

TTH - Nhờ có nhiều giải pháp đồng bộ trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bộ mặt đô thị, tốc độ phát triển kinh tế của phường Hương Văn (Hương Trà) có những đổi thay bứt phá.

Diện mạo mới của một đô thị trẻPhát triển du lịch: Không chỉ điểm đếnHương Trà gấp rút chuẩn bị cho Đại hội Đảng

Nhiều doanh nghiệp chọn Hương Văn phát triển sản xuất kinh doanh

Dấu ấn     

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQ ĐH) Đảng các cấp và NQ ĐH Đảng bộ phường, Hương Văn đã đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực “Dịch vụ - CN - TTCN - Nông nghiệp”, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt kế hoạch, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt trên 75%; thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng, tăng 7 triệu đồng so với đầu nhiệm kỳ; tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước gần 500 tỷ đồng.

Công nghiệp, lĩnh vực mang lại doanh thu lớn cho phường (giá trị sản xuất ước đạt 260 tỷ đồng, tăng 132 tỷ đồng so với 2015) với hàng loạt doanh nghiệp lớn đang “đứng chân” và tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, như xi măng Luks, khai thác đá Luks - Trường Sơn, bê tông tươi Trường Phú… Tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển tích cực với 155 cơ sở hoạt động, tăng 32 cơ sở so với đầu nhiệm kỳ. Khu công nghiệp Tứ Hạ (tại Hương Văn) đang triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và tiếp tục thu hút một số doanh nghiệp đầu tư.

"Giai đoạn 2015-2020, chúng tôi tập trung cho phát triển đô thị", Chủ tịch UBND phường Hương Văn Nguyễn Xuân Chinh mở đầu câu chuyện.

Ngoài đầu tư của Nhà nước về kết cấu hạ tầng, như xây dựng đường nội thị, phường huy động nội lực trong dân để mở rộng đường. “Hương Văn là đơn vị điển hình của thị xã trong huy động sức dân để mở rộng các đường ngõ, kiệt và lắp điện chiếu sáng thôn, xóm”, ông Chinh cho biết.

Đến thời điểm này, hơn 20.000m2 đất của người dân tự nguyện hiến để mở rộng gần 30 tuyến đường; trong đó, đã bê tông 8 tuyến với chiều dài gần 4,5km; lắp điện chiếu sáng 36km đường với 24/36km do người dân đóng góp kinh phí, nâng tỷ lệ chiếu sáng ở các ngõ, kiệt đạt 90%. Nhiều công trình được đầu tư xây dựng mới, nhiều hộ dân đã xây dựng, sửa chữa nhà cửa, tường rào…, tạo sự thay đổi rõ nét bộ mặt đô thị.

Đô thị Hương Văn ngày một “sáng” khi một số cơ quan hành chính - sự nghiệp của thị xã cũng dịch chuyển về đây. Ngoài Điện lực và Bảo hiểm xã hội, sắp tới là Ban Chỉ huy Quân sự, Kho bạc Nhà nước và Viện Kiểm sát thị xã. 

Hương Văn còn thành công trong việc, vận động người dân tiếp tục gieo trồng, chuyển đổi các loại cây trồng phù hợp, không bỏ hoang đất nông nghiệp. Qua đó, tổng sản lượng lương thực có hạt của địa phương luôn duy trì trên 2.000 tấn/năm. Trong khi Nghị quyết đầu nhiệm kỳ đề ra đạt từ 1.800- 2.000 tấn.

Bí thư Đảng uỷ phường Hương Văn Phạm Văn Hy thông tin: Nhờ làm tốt việc tuyên truyền vận động, công khai, minh bạch các quy hoạch nên dù triển khai nhiều công trình xây dựng nhưng công tác đền bù giải phóng mặt bằng khá thuận lợi. “Nếu người dân có vấn đề thắc mắc trong đền bù giải phóng mặt bằng, địa phương sẽ khẩn trương tổ chức đối thoại để tháo gỡ, nhờ đó, không có khiếu nại, khiếu kiện xảy ra trong 5 năm qua”, ông Hy nói.

Tập trung phát triển đô thị

Ngoài tập trung cho nông nghiệp hữu cơ thì phát triển đô thị tiếp tục là chương trình trọng điểm của Hương Văn trong giai đoạn 2020 - 2025.

Hướng đến việc xây dựng bộ mặt Hương Văn ngày một khang trang, có tính chất của phường trung tâm, thị xã Hương Trà đã đồng ý với đề xuất của phường là đầu tư xây dựng vỉa hè, bó vỉa, trồng cây xanh cho QL1A đoạn qua địa bàn phường (từ ngã 3 đường tránh phía Tây Huế đến ngã ba Lý Nhân Tông - Văn Xá).

Ngoài ra, đầu tư tuyến đường dọc sông Bồ thẳng về Hương Xuân - Hương Toàn kết nối thành phố Huế với Hương Văn về phía đông. Xây dựng các trục đường nội thị ở khu vực trung tâm phường, bám theo quy hoạch phân khu Hương Văn đã được phê duyệt (cuối 2017), với khoảng 5 tuyến để kết nối. Trong nhiều phiên làm việc của thị xã với địa phương, lãnh đạo Hương Trà đều khẳng định sẽ ưu tiên đầu tư hạ tầng cho Hương Văn vì hiện các đường “xương cá” từ Quốc lộ vào đường tránh Huế, hầu hết là đường dân sinh tồn tại trước đây, nên rất nhỏ.

Về phía địa phương, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, Hương Văn dự kiến nguồn thu đấu đất từ nay đến 2025 khoảng 50 tỷ. “Chúng tôi sẽ dành phần lớn trong 20 tỷ được sử dụng để đầu tư cho các tuyến đường ngõ, kiệt theo tiêu chuẩn kiệt phố ngoài việc đối ứng cho các công trình thị xã đầu tư trên địa bàn để nâng tầm bộ mặt đô thị”, ông Chinh cho hay.

Cùng với phát triển đô thị, nhiệm kỳ này, công tác xây dựng Đảng của Hương Văn tập trung vào việc thực hiện 3 chỉ tiêu về công tác phát triển đảng viên mới, nâng tỷ lệ đảng viên là bí thư chi bộ và bí thư chi bộ kiêm tổ trưởng tổ dân phố và nhất là chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đảng viên.

“Đây được xem là nhiệm vụ quan trọng của Đảng bộ địa phương trong xu thế không gian mạng phức tạp như hiện nay. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra giám sát để xây dựng đảng trong sạch vững mạnh”, Bí thư Đảng uỷ phường Phạm Văn Hy nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diện mạo tầm vóc & vị thế mới

Ngày 30/11/2024, Quốc hội thông qua Nghị quyết (NQ) thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương từ ngày 1/1/2025 và NQ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế, giai đoạn 2023 - 2025. Thành phố Huế (trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế) sẽ chia làm 2 quận Phú Xuân và Thuận Hóa. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Thừa Thiên Huế đã có cuộc trao đổi với TUV, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Huế Võ Lê Nhật (Trước ngày 1/1/2025 - thời điểm tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố Huế trực thuộc Trung ương).

Diện mạo tầm vóc  vị thế mới

TIN MỚI

Return to top