ClockThứ Ba, 10/12/2019 06:00

Dấu ấn Bí thư Nguyễn Chí Thanh trong những ngày đầu kháng Pháp

TTH - Chuyện về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tôi nghe đã nhiều, nhưng riêng hai câu chuyện dưới đây, tôi mới nghe lần đầu và không khỏi xúc động.

Nhiều hoạt động hướng về quê hương Đại tướng Nguyễn Chí ThanhDâng hương tưởng niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Ông Nguyễn Phước (bên trái) và tác giả

Không được bỏ dân mà chạy

Thiếu tướng Trần Chí Cường quê ở làng Phước Hưng, xã Lộc Thủy (Phú Lộc). Năm 1947, ông là Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Lộc, phụ trách công tác tình báo và tuyên truyền. Do cùng học ở Huế và về quê tham gia Việt Minh rồi vào Đảng cùng một lần với cha tôi (Phạm Hữu Xuân, Phó Bí thư Huyện ủy, Chính trị viên Huyện đội Phú Lộc, hy sinh năm 1963) nên mỗi lần gặp, ông đều dành thời gian kể cho tôi nghe chuyện những ngày đánh Pháp; trong đó có chuyện ba tôi và ông may mắn được gặp Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Chí Thanh.

Để giải vây cho đồng bọn ở Huế, từ ngày 18/1/1947, dưới sự chỉ huy của Đại tá Laroque, 550 quân Pháp từ Đà Nẵng được tàu hải quân hộ tống lần lượt đổ bộ vào bãi Chuối, cửa Phú Gia, cửa biển Cảnh Dương, lần lượt đánh chiếm Thừa Lưu, Nước Ngọt, đèo Phước Tượng. Ba ngày sau, quân Pháp chiếm được Cầu Hai. Cơ quan Huyện ủy, Ủy ban Kháng chiến Phú Lộc từ Cầu Hai buộc phải di chuyển lên Truồi.

Trong lúc quân Pháp dồn dập tấn công ở phía Nam, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Chí Thanh xuất hiện nhằm “xốc lại” tinh thần cho Mặt trận Phú Lộc.

Thiếu tướng Trần Chí Cường kể: "Hôm đó, từ Cầu Hai, chúng tôi quyết định lên đường tìm về cơ quan của huyện đang đóng ở Truồi thì may mắn được gặp đồng chí Nguyễn Chí Thanh. Tại đình Bàn Môn, ngày 24/1/1947, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Chí Thanh triệu tập cán bộ Phú Lộc để nhận định, đánh giá tình hình, đề ra chủ trương và củng cố phong trào kháng chiến chống Pháp.

Họp xong thì trời đã tối, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy gọi anh Nguyễn Danh Phan, Bí thư Huyện ủy, anh Phan Thanh Hòa và ông Cường đến ngồi bên một ngọn đèn dầu và căn dặn: "Cuộc kháng chiến của huyện ta sắp đến gặp nhiều khó khăn, giặc sẽ chiếm đóng toàn huyện, cơ sở cách mạng, cơ sở kháng chiến tạm thời tan rã. Chính quyền, bộ đội, mặt trận được phép tạm thời rút để củng cố. Nhưng các cậu là Thường vụ Huyện ủy thay mặt Đảng ở đây, còn dân thì cần phải có Đảng lãnh đạo. Các cậu không được bỏ dân mà chạy đi nơi khác. Phải bám dân mà tổ chức lại phong trào".

Thiếu tướng Trần Chí Cường khẳng định: Chính câu nói “không được bỏ dân mà chạy” đã làm mọi người thức tỉnh nên những ngày sau đó, đội ngũ cán bộ cốt cán của Phú Lộc không chỉ bám dân mà còn tổ chức lực lượng phối hợp với Tiểu đoàn 18 của Trung đoàn Trần Cao Vân ngoan cường đánh trả cho đến tận ngày quân Pháp bắt đầu đánh chiếm Huế (5/2/1947), rồi sau đó xây dựng hậu cứ ở khu I, khu II, tiếp tục cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp.

Không được chôn súng

Trong một lần về thăm quê, ông Nguyễn Phước (quê ở TP. Huế, hiện sống tại Hà Nội) đã tìm thăm ông Vĩnh Mẫn, cựu Liên lạc khu B Mặt trận Huế năm 1947.

Khi chiến sự xảy ra, ông Nguyễn Phước là Chính trị viên Đại đội 5, Tiểu đoàn 17 thuộc Trung đoàn Trần Cao Vân trực tiếp tham gia đánh Pháp ở Mặt trận Huế. Sau khi rút về chiến khu Hòa Mỹ (Phong Điền), ông được cử làm chính trị viên của đơn vị mới, đó là Đại đội 114, Tiểu đoàn 319 của Trung đoàn Trần Cao Vân và bị thương khi tham gia đánh trận Đất Đỏ.

Kể về những ngày đầu vỡ Mặt trận Huế, ông cho biết, sau khi rời chùa Thiên Mụ, đơn vị ông hành quân ra Cổ Bi - Phong Điền. Trung đoàn điểm quân, vắng Tiểu đoàn 18 vì đang ở Phú Lộc. Tiểu đoàn Tiếp phòng quân đang phân tán ở Phong Điền. Tại đây, có 2 trung đội do rút chậm bị địch bao vây nên bị thiệt hại nặng. Trung đoàn trưởng Hà Văn Lâu điềm tĩnh tập hợp, tổ chức lại. Một số ở lại bám trụ đồng bằng, một bộ phận đi xây dựng căn cứ địa, một số chuyển ra vùng tự do Liên khu 4. Ông Phước theo đại đội tiếp tục hành quân lên Hòa Mỹ xây dựng căn cứ địa. Chưa kịp ổn định thì Trung đoàn trưởng đến thăm và tuyên bố do không có gạo nên giải thể đơn vị.

Người trở về được cấp giấy chứng nhận đi đường, phát 5 đồng bạc, nửa kg gạo. Còn vũ khí, quân trang nộp lại cho đơn vị. Ông Nguyễn Phước và 12 người khác quyết tâm ở lại. Anh em cử ông làm Tiểu đội trưởng, ông Tô Thế Định làm Tiểu đội phó. Tiểu đội được tái vũ trang súng tốt.

Buổi chiều hôm đó, tiểu đội của ông Nguyễn Phước tiến hành tra dầu mỡ rồi chôn vũ khí và không quên trao sơ đồ cho cán bộ quân khí của trung đoàn.

Đêm xuống, tiểu đội họp và quyết định ra Quảng Trị xin gia nhập Trung đoàn Nguyễn Thiện Thuật. Sáng hôm sau, ông Nguyễn Phước dẫn quân vượt sông Ô Lâu đoạn Bến Hầm để ra Phò Trạch. Tại đây, cả tiểu đội may mắn được gặp Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Chí Thanh.

Sau khi nghe báo cáo tình hình, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Chí Thanh bảo ông Nguyễn Phước: "Cậu dẫn anh em về chỗ cũ, để mình bàn lại với Tỉnh ủy và trung đoàn xem sao".

Sau khi Tiểu đội nhận 500 đồng và nửa tạ gạo, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Chí Thanh căn dặn: "Tỉnh ủy đã hết sức cố gắng, hãy chi tiêu dè sẻn. Hết tiền, hết gạo phải dựa vào dân. Không được chôn súng, còn người là còn súng, còn dân là còn cách mạng”. Thay mặt đơn vị, ông Nguyễn Phước hứa thực hiện đúng lời căn dặn của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Chí Thanh.

Tiểu đội quay lại Hòa Mỹ và chiều đó được lệnh trở về đồng bằng thu gom anh em và liên lạc với Tiểu đoàn trưởng Võ Lương đang cùng với Đại đội của Hà Đổng bám trụ ở vùng An Đô, Bồn Trì (Hương Trà), rồi đưa lên Hòa Mỹ thành lập Tiểu đoàn 319, tiếp tục kháng chiến chống Pháp.

Phạm Hữu Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, dâng hương tại Nhà văn hoá Đại tướng Lê Đức Anh, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Sáng 29/12, trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc tại Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng đoàn công tác đã đến dâng hương, dâng hoa tại Nhà văn hoá Đại tướng Lê Đức Anh, thăm Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; tặng quà người có công với cách mạng tiêu biểu trên địa bàn TP. Huế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, dâng hương tại Nhà văn hoá Đại tướng Lê Đức Anh, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Dâng hoa tưởng nhớ Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Đại tướng Lê Đức Anh

Nhân kỷ niệm 80 năm Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày Hội quốc phòng toàn dân (22/12/2024), ngày 11/12, Đoàn Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (phường Thuận Hòa, TP. Huế) và tưởng niệm Đại tướng Lê Đức Anh tại Nhà Văn hoá - thư viện Đại tướng Lê Đức Anh (xã Lộc An, huyện Phú Lộc).

Dâng hoa tưởng nhớ Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Đại tướng Lê Đức Anh
49 học viên đến từ Lào được cấp chứng chỉ Trung cấp lý luận chính trị

Ngày 15/11, Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh tổ chức lễ bế giảng và cấp chứng chỉ Trung cấp lý luận chính trị cho 49 học viên Lào đến từ các tỉnh: Salavan, Sê Kông, Champasak, Savannakhet. Tham dự có ông Souphanh Hadaoheuang, Tổng Lãnh sự Lào tại Đà Nẵng; Phan Xuân Toàn, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

49 học viên đến từ Lào được cấp chứng chỉ Trung cấp lý luận chính trị
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

TIN MỚI

Return to top