ClockThứ Bảy, 27/06/2020 14:17

Có đáng để chúng ta làm vậy

TTH - Để ý thấy rằng, mỗi khi có một món tiền hỗ trợ chính sách nào đó của Chính phủ, thì y như rằng có chuyện chi sai đối tượng hoặc tìm cách chặn bớt của dân bằng cách này hay cách khác. Với diện hỗ trợ rất rộng như đợt dịch COVID-19 thì những sai phạm chỉ là những điểm “nhỏ xíu”, nó không đại diện được cho những nỗ lực của hệ thống chính trị. Nhưng cũng gợi lên trong chúng ta những băn khoăn.

Mối quan hệ giữa nhà trường, phụ huynh, học sinh được giải quyết hài hòa sẽ tạo môi trường học tập thuận lợi (Ảnh minh họa).- Ảnh: H.T

Trước đây, chúng ta thấy những sai phạm trong việc giải tỏa đền bù là rất nhiều. Và ở đâu đó người dân cũng phản ánh là có tình trạng gợi ý “lại quả”. Thường lại quả đối với “món” đất đai là không nhỏ, bởi giá trị của đất lớn. Đó là khi luật lệ quy định chưa chặt, thực hiện chưa nghiêm, tính minh bạch chưa cao... Còn bây giờ tình hình đã được cải thiện rất nhiều.

Nghĩ chuyện cán bộ thôn gợi ý mỗi người nghèo được nhận tiền hỗ trợ dịch COVID-19 trích lại 50.000 đồng cho “cán bộ uống nước” thấy chạnh lòng cho cả hai bên – người nghèo và cán bộ. 50.000 đồng là quá nhỏ, có thấm gì đâu nhưng tại sao cán bộ thôn của chúng ta ngửa tay xin!? Có phải họ nghĩ rằng, khi lên cho được một danh sách những người trong đối tượng được hỗ trợ họ cũng tốn bao nhiêu công sức, thậm chi là chi phí (ví dụ như xăng xe đi lại). Hay là cán bộ thôn cũng nghèo nên nghĩ đồng tiền như vậy là to!? Tôi không dám chắc những điều vừa nêu ra, nhưng có nhiều câu hỏi cứ lởn vởn trong đầu.

Ở nhiều trường học, mỗi khi bước vào năm học mới cũng xảy ra chuyện huy động phụ huynh đóng góp ngoài quy định. Nhưng khó ai bắt bẻ được là tại vì các trường “khéo léo” thông qua sự tự nguyện do hội phụ huynh đề xuất. Vì chính quyền lợi của con em mình (có thể trong đó có quyền lợi của cả giáo viên và của trường nữa) nên ít ai phản ánh lại điều gì. Nếu đúng như vậy, xét về bản chất, những sự việc vừa nêu đều như nhau, tuy mức độ có khác nhau – gợi ý – tiền – hiện vật.

Chúng ta thử phân tích thêm một khía cạnh nữa của mấy hiện tượng nêu trên:

Trong mối quan hệ giải tỏa – đền bù, ai được? Có vẻ như tất cả đều được. Bên được đền bù thì nhận được mức định giá cao (ví dụ như có chục cái cây, giá mười đồng mỗi cây thì bằng cách nào đó đền bù 15 cây, giá mười lăm đồng mỗi cây. 5 cây và 5 đồng chênh lệch kia chia nhau, chẳng ai thiệt).

Trong mối quan hệ hỗ trợ người nghèo – người lập danh sách thống kê, người được lập danh sách thống kê (sai đối tượng, chẳng hạn). Cũng có vẻ như hai bên đều được. Đáng lý anh thuộc diện không nằm trong danh sách, hoặc ở mức thấp, thì anh lại có. Anh chia sẻ cho người có quyền lập danh sách một ít thì anh chỉ mất một phần cái lẽ ra anh không có. Cho nên nói hai bên đều được.

Trong mối quan hệ ở trường học cũng tương tự như vậy. Nhà trường có thể huy động được một món tiền nào đó để chi phí cho việc này việc kia (danh nghĩa ở đây là hội phụ huynh, tặng cho trường cái quạt, bộ ghế, thăm thầy cô nhân ngày 20/11…). Cái được của phụ huynh có thể là mình làm được trọn vẹn nghĩa tình thầy trò vì con em mình. Tất cả đều được.

Nhưng thường, trong việc câu kết với nhau mà tất cả hai bên đều được thì có một bên thứ ba bị mất. Ví dụ mua một cái bàn giá một đồng, anh lập thủ tục lên một đồng hai hoặc hơn. Giá trị tăng hơn này chia nhau. Bên thứ ba chịu thiệt là bên cấp tiền. Nếu tiền của ngân sách thì ngân sách mất; tiền của doanh nghiệp thì doanh nghiệp mất…Và có một cái mất nữa mà con người ta thường hay không để ý hoặc xem nhẹ, đó là mất thanh danh.

Những điều ấy có đáng để chúng ta làm như vậy không? Cái chuyện có lẽ cán bộ thôn gợi ý chuyện trích lại tiền người ta vừa giận vừa trách. Giận là vì đối tượng hỗ trợ đã nghèo thì mình phải chung tay góp sức. Trách là vì người dân đã tin tưởng bầu chúng ta lên để thực hiện chức trách như vậy thì mình lại đi “kể công” với người dân (có thể). Cho nên, đối với thực hiện nhiệm vụ chung, chuyện càng nhỏ, giá trị càng nhỏ thì càng nên phải chú ý. Và câu hỏi thường trực cho cán bộ mỗi khi làm một điều gì đó thì hãy đối diện với câu hỏi: điều đó có đáng để chúng ta làm vậy?

 NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng nghiệp thông qua ngày hội "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam"

Tổ chức cho học sinh chia sẻ về ước mơ, khát vọng; truyền cảm hứng, hướng nghiệp định hướng tương lai và trao quà hỗ trợ cho các em có hoàn cảnh khó khăn là những hoạt động ý nghĩa, thiết thực trong chương trình ngày hội "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam" do Trường cao đẳng Công nghiệp Huế phối hợp với Trường THCS Thủy Phương (TX.Hương Thủy) tổ chức vào ngày 9/1. Hoạt động nhằm thiết thực kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Học sinh - Sinh viên Việt Nam.

Hướng nghiệp thông qua ngày hội Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam
“Vừa hồng, vừa chuyên"

Với học sinh và sinh viên (HSSV), Ngày truyền thống HSSV (9/1) hàng năm là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng của các thế hệ HSHV trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Vừa hồng, vừa chuyên
Áp lực của học sinh từ các cuộc thi

Việc tổ chức các cuộc thi cho học sinh không chỉ giúp nâng cao sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực mà còn góp phần giáo dục toàn diện cho các em.

Áp lực của học sinh từ các cuộc thi

TIN MỚI

Return to top