ClockThứ Năm, 11/01/2024 10:44

Chăm lo tết cho người lao động

TTH - Tập trung nguồn lực tặng quà tết cho đoàn viên (ĐV), người lao động (NLĐ) và tăng cường bám sát nắm bắt tư tưởng ổn định quan hệ lao động tại các đơn vị doanh nghiệp (DN) là những nội dung đang được các cấp công đoàn tập trung thực hiện.

Chăm lo đời sống người lao động dịp Tết

 Cán bộ công đoàn tham gia ngày hội làm mứt gừng tặng quà tết cho đoàn viên, người lao động

Nhiều hoạt động ý nghĩa

Đội ngũ công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là lao động trong các DN ngoài khu vực Nhà nước và lao động khu vực phi chính thức. Hiện, trên địa bàn tỉnh có hơn 6.000 DN đang hoạt động với hơn 1 triệu lao động

Qua khảo sát, nắm bắt tình hình thực tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trên địa bàn tỉnh trong năm qua tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, việc làm của NLĐ. Một bộ phận NLĐ đã phải ngừng việc, thiếu việc làm, mất việc làm, thu nhập giảm sút.

Với phương châm “Tất cả ĐV, NLĐ đều có tết”, bà Trần Thị Minh Nguyệt, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh cho biết, hiện các cấp công đoàn đang tập trung mọi nguồn lực để chăm lo cho ĐV, NLĐ. Trong đó, ưu tiên ĐV, NLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mắc bệnh hiểm nghèo, thiên tai, bị giảm thời gian làm việc, mất việc làm; ĐV, NLĐ thuộc gia đình chính sách, nhiều năm chưa có điều kiện về quê đón tết; ĐV, NLĐ ở lại đơn vị, DN để phục vụ công tác, sản xuất, kinh doanh vào dịp tết. LĐLĐ tỉnh đã có kế hoạch tổ chức chương trình “Tết Sum vầy - Xuân chia sẻ” và “Chợ tết công đoàn” nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vào ngày 28/1/2024 (nhằm ngày 18/12 âm lịch) tại Nhà Văn hóa lao động tỉnh với 30 gian hàng giảm giá gồm thực phẩm chế biến, dệt may, giày da, mỹ phẩm, hóa mỹ phẩm, điện tử; gia dụng; những sản phẩm thủ công truyền thống của Huế, viết thư pháp…

Đây là những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đảm bảo chất lượng có xuất xứ hàng hóa, còn hạn sử dụng, được phép lưu hành và hàng bán phải giảm giá từ 10% trở lên so với giá niêm yết trên sản phẩm hoặc giá bán trên thị trường thông thường. Ngoài ra, còn có các gian hàng giá 0 đồng; “Áo dài 0 đồng” với số lượng dự kiến khoảng 200 bộ áo dài; khu vực tư vấn sức khỏe, khám bệnh miễn phí cho ĐV, NLĐ. Tại chương trình, nhiều ĐV được hỗ trợ Mái ấm công đoàn, và tặng 600 suất quà tết cho ĐV, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn.

Chương trình còn có nhiều hoạt động ý nghĩa khác như hội thi gói và nấu bánh tét; hội thi làm mứt gừng, hoạt động trò chơi dân gian. Nguồn kinh phí của chương trình được chi từ nguồn tài chính công đoàn và từ nguồn xã hội hóa. “Kinh phí dành cho các hoạt động chăm lo ĐV, NLD dịp Tết Giáp Thìn là hàng tỷ đồng”, bà Trần Thị Minh Nguyệt cho biết.

Không chỉ LĐLĐ tỉnh, công tác chăm lo tết cho ĐV, NLĐ cũng được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở chủ động thực hiện. Trong đó tập trung vào các hoạt động như: Tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân chia sẻ” tập trung ở cơ sở, cấp trên trực tiếp cơ sở; tổ chức thăm, tặng quà, ĐV, chúc tết ĐV, NLĐ.

Ổn định quan hệ lao động

Song song với việc triển khai các hoạt động chăm lo, công tác nắm bắt tình hình công nhân, viên chức, lao động góp phần ổn định quan hệ lao động trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 cũng được các cấp công đoàn chủ trọng. Theo bà Trần Thị Minh Nguyệt, thị trường có nhiều biến động, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp chính đáng của ĐV, NLĐ, góp phần ổn định tình hình quan hệ lao động, LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo các cấp công đoàn đẩy mạnh công tác giám sát của công đoàn về tiền lương tại DN; phối hợp với cơ quan chức năng trên địa bàn tham gia thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội, trong đó chú trọng việc thanh toán tiền lương, tiền thưởng tại các đơn vị, DN.

Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình quan hệ lao động, diễn biến tư tưởng và các kiến nghị, đề xuất của ĐV, NLĐ ở từng DN. Trường hợp có tranh chấp lao động xảy ra, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng nhanh chóng giải quyết, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho NLĐ, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đồng thời, báo cáo ngay về LĐLĐ tỉnh để có sự chỉ đạo giải quyết.

Là đơn vị có đông ĐV, NLĐ tại các DN, bà Lê Thị Thu Nam, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Công nghiệp tỉnh cho biết: Thời điểm này, đơn vị đang bám sát chỉ đạo, đồng hành cùng với công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động rà soát lại hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương, quy chế thưởng… để thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng đối với NLĐ theo nội dung đã thỏa thuận. Xây dựng phương án thưởng theo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2023 theo Điều 104 Bộ luật Lao động và thông báo cho NLĐ biết. Đồng thời, đề nghị người sử dụng lao động thông tin sớm và đầy đủ để NLĐ biết rõ về kế hoạch, thời điểm trả lương, nâng lương, và các khoản trợ cấp, hỗ trợ cho NLĐ trong dịp tết nguyên đán sắp tới; đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn theo kế hoạch, không để xảy ra tình trạng nợ lương, nợ thưởng của NLĐ dẫn đến nguy cơ tranh chấp và bất ổn trong quan hệ lao động tại DN.

Bài, ảnh: HẢI THUẬN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và một số nội dung quan trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Bây giờ là lúc phải hành động. Trên cơ sở chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và sự điều tiết của Trung ương, các địa phương phải trăn trở, suy nghĩ “trên chính mảnh đất của mình”, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo để phát triển; từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung của đất nước”. Các tỉnh, thành phố đang đứng trước đòi hỏi phải tạo nên được động lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.

Chủ động, sáng tạo “trên chính mảnh đất của mình”
Mang Tết đến cho người lao động

Các cấp công đoàn đang ra sức triển khai nhiều chương trình thiết thực để mang đến cho người lao động một mùa xuân trọn vẹn và ấm áp khi Tết đang cận kề.

Mang Tết đến cho người lao động
Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Đối ngoại Việt Nam năm 2024 Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Hút vốn FDI

Cùng với đổi mới trong hoạt động xúc tiến đầu tư, việc đồng hành của chính quyền nhằm thúc đẩy các dự án được ví như “thỏi nam châm” thu hút các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) (*).

Hút vốn FDI

TIN MỚI

Return to top